Việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thúc đẩy việc Nhật có thể giúp một đồng minh bị tấn công sẽ mở đường cho việc Mỹ - Nhật cùng bảo vệ hàng hải châu Á, theo Đô đốc hải quân Mỹ Robert Thomas nói với các nhà báo ở Yokohama  hôm 31.3.

Đề phòng Trung Quốc, Mỹ-Nhật cùng bảo vệ hàng hải châu Á

Một Thế Giới | 01/04/2015, 12:46

Việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thúc đẩy việc Nhật có thể giúp một đồng minh bị tấn công sẽ mở đường cho việc Mỹ - Nhật cùng bảo vệ hàng hải châu Á, theo Đô đốc hải quân Mỹ Robert Thomas nói với các nhà báo ở Yokohama  hôm 31.3.

Việc mở rộng công tác huấn luyện và tuần tra chung có thể mở rộng từ Nhật đến Biển Đông - mà Trung Quốc (TQ) tuyên bố sở hữu 90 % vùng biển này, khiến Việt Nam và các nước khác phản đối - và đến Ấn Độ Dương.

Mỹ-Nhật cùng bảo vệ hàng hải châu Á, với Hạm đội 7 của hải quân Mỹ đang ở Biển Đông, nơi mà Mỹ-Nhật không tranh chấp chủ quyền, nhưng sự hiện diện của hải quân Nhật sẽ làm Bắc Kinh bực bội.

Dự kiến trong vài tháng tới, chính phủ Thủ tướng Abe sẽ trình quốc hội Nhật phê duyệt quyết định chính phủ này: cho phép Nhật vận dụng quyền phòng vệ tập thể (CSD) để bảo vệ bất kỳ đồng minh hoặc đối tác nào bị tấn công.

Liên minh cầm quyền của ông Abe hiện chiếm ưu thế ở quốc hội, nên nhiều khả năng đề xuất này sẽ được thông qua.

Đô đốc Thomas nói khi đứng cùng đô đốc Eiichi Funada, chỉ huy hải quân Cục phòng vệ Nhật (JMSDF):

"CSD sẽ giúp Hạm đội 7 và JMSDF tập luyện và hoạt động khắp Ấn Độ, châu Á, Thái Bình Dương. Nhật có khả năng hoạt động ở không - hải phận quốc tế  tại khắp nơi trên thế giới”.

Phản ứng lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hoa Xuân Oánh, nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh:

Liên minh Mỹ - Nhật “chớ nên vượt quá quan hệ song phương, không nên gây hại cho an ninh và quyền lợi của các nước trong khu vực. Chúng tôi hy vọng sự hợp tác Mỹ - Nhật và sự phát triển quan hệ của họ cói thể giữ vai trò xây dựng và tích cực cho hòa bình khu vực, sự phát triển”.   

Mỹ hoan nghênh một vai trò quân sự lớn hơn tại châu Á của Nhật, do Mỹ đang thúc đẩy các đồng minh ở châu Á, gồm Úc, tích cực hơn vì TQ càng tỏ ra hung hăng trong những vụ tranh chấp biển đảo ở châu Á.

Nhật và Mỹ vào tháng 6 tới sẽ quyết định về những hướng dẫn mới cho mối liên minh hàng chục năm, vốn sẽ cho Nhật có quyền nhiều hơn.

Hạm đội 7 hiện là lực lượng hải quân mạnh nhất tại châu Á, giữ vai trò đối trọng với quyền lực hàng hải ngày càng tăng tại vùng này của TQ.

Hạm đội 7 gồm nhiều nhóm tàu chở quân hoạt động ngoài Nhật, gồm 80 tàu chiến, 140 máy bay, 40.000 thủy thủ.  

Hải quân Nhật có 120 tàu chiến, gồm hơn 40 khu trục hạm và 20 chiếc tàu ngầm. 
Trần Trí

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề phòng Trung Quốc, Mỹ-Nhật cùng bảo vệ hàng hải châu Á