Đầu tư công chậm phải chăng là do kết quả chống tham nhũng gần đây đạt kết quả tốt làm mất động lực của các chủ đầu tư, hay chưa thỏa thuận được tỷ lệ ăn chia, hay còn những nguy cơ gì khác? Điều này Chính phủ cần quan tâm làm rõ, không để có dư luận không hay, không tốt cho đầu tư công”, ĐBQH Nguyễn Quốc Hận nêu.

ĐBQH Nguyễn Quốc Hận: Đầu tư công chậm phải chăng do chống tham nhũng hiệu quả?

30/10/2019, 14:24

Đầu tư công chậm phải chăng là do kết quả chống tham nhũng gần đây đạt kết quả tốt làm mất động lực của các chủ đầu tư, hay chưa thỏa thuận được tỷ lệ ăn chia, hay còn những nguy cơ gì khác? Điều này Chính phủ cần quan tâm làm rõ, không để có dư luận không hay, không tốt cho đầu tư công”, ĐBQH Nguyễn Quốc Hận nêu.

Chậm giải ngân vốn đầu tư công - Ảnh minh họa

Thảo luận tại Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2019 cũng như kế hoạch 2020, đề cập tới vấn đề chậm giải ngân vốn đầu tư công, ĐBQH Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) cho rằng tình trạng chậm xây dựng các công trình trọng điểm là điệp khúc “biết rồi nói mãi”.

“Năm nào nội dung này cũng được Chính phủ nêu ra trong phần hạn chế yếu kém. Dù biết rằng đây là một trong những vấn đề khó khăn, phức tạp, nhưng tôi thấy lạ là càng khắc phục thì kết quả càng tồi tệ hơn. Điển hình là việc giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản”, ông Hận nói.

“Về chính sách kiềm chế nợ công của Chính phủ. Đây là chính sách tốt, giúp bảo đảm an toàn hệ thống tài chính quốc gia. Nhưng chính sách này có làm suy giảm đầu tư trong xã hội, đặc biệt là huy động các nguồn vốn trong xã hội trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp?”, đại biểu Hận đặt câu hỏi.

Nói về tình trạng đầu tư công, ông Hận nêu câu hỏi: “Phải chăng đầu tư công chậm là do thắt chặt thủ tục đầu tư, do công khai minh bạch, do kết quả chống tham nhũng gần đây đạt kết quả tốt?”.

“Đầu tư công chậm phải chăng là do kết quả chống tham nhũng gần đây đạt kết quả tốt làm mất động lực của các chủ đầu tư, hay chưa thỏa thuận được tỷ lệ ăn chia, hay còn những nguy cơ gì khác? Điều này Chính phủ cần quan tâm làm rõ, không để có dư luận không hay, không tốt cho đầu tư công”, ông Hận nêu.

ĐBQH Nguyễn Quốc Hận cho biết ông sẽ tiếp tục phát biểu tới khi tuyến cao tốc Trung Lương - Cần Thơ hoàn thành, hoạt động nâng cấp tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp được thực hiện theo đúng tiến độ của Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận cũng bày tỏ quan điểm về tình hình khiếu nại tố cáo đông người và kéo dài còn nhiều, đặc biệt trước các sự kiện lớn của đất nước. "Tôi không đồng tình với việc làm đó, vì nước ta có luật pháp, yêu cầu tố cáo phải thực hiện đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên cần xem xét đầy đủ trách nhiệm, khi mà người dân trong điều kiện khó khăn vẫn dành dụm tiền của, thời gian, sức lực lặn lội, đến Hà Nội kêu oan sai”, ông Hận nói.

“Nếu không vì bị chèn ép, uất ức, oan sai mà một số cấp chính quyền, cơ quan tư pháp chưa giải quyết thấu đáo, thậm chí là chưa đúng quy định pháp luật. Thử hỏi nếu ta là người trong cuộc sẽ nghĩ gì, các cơ sở, địa phương yếu kém không, nếu yếu kém thì xử lý thế nào? Hay vì lý do gì khác, có tham nhũng, có chia chác từ kết quả giải quyết, xét xử hay không?”,ông Hận nhấn mạnh.

Đại biểu này cũng cho rằng tình trạng này sẽ dẫn đến mất lòng tin vào các cấp, tạo dư luận không tốt trong cơ quan nhà nước, từ đó khiếu nại tố cáo tới cơ quan trung ương càng nhiều", ông Hận kiến nghị Chính phủ đánh giá đúng tình hình để có biện pháp xử lý.

Còn theo đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum), kết quả phòng, chống tham nhũng thời gian qua đã chứng minh sinh động thái độ kiên quyết của Đảng, Nhà nước, tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.

Song, ông Tô Văn Tám cho rằng, trong lãng phí vẫn còn nhiều bức xúc khi nhiều dự án hàng trăm, hàng nghìn tỉ được đầu tư không đem lại hiệu quả như mong đợi, tình trạng đội vốn vẫn diễn ra, lãng phí đất đai còn phổ biến.

Dẫn số liệu cho thấy có hàng trăm dự án bị đánh giá là kém hiệu quả, ông Tô Văn Tám đặt vấn đề: “Nếu con số đó là đúng thì chúng ta nghĩ gì, giải thích thế nào với cử tri?” và đề nghị Chính phủ rà soát các dự án kém hiệu quả để xử lý, nhất là quy trách nhiệm rõ ràng.

“Vấn đề quy trách nhiệm cá nhân là rất quan trọng mà Quy định 205 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức chạy quyền đã chỉ rõ. Thiết nghĩ Chính phủ cũng cần có quy định như 205 trong đầu tư công, gìn giữ công thổ quốc gia” - ông Tô Văn Tám nói.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An) cho rằng điều đáng lo ngại là, tinh thần kiến tạo, đổi mới của Chính phủ chưa được hưởng ứng, thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện trong toàn hệ thống. Vẫn còn tổ chức, cá nhân trong bộ máy công quyền, thiết chế công sợ sai, sợ chịu trách nhiệm, vì vậy trong thực hiện có lợi cho cá nhân, an toàn, đùn đẩy trách nhiệm.

“Những tồn tại này tuy không mới nhưng đang có xu hướng ngày càng nhiều hơn. Thực trạng này đang là lực cản lớn trong sự phát triển đất nước của chúng ta, cần được quan tâm và có những giải pháp khắc phục đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở”, đại biểu này nêu.

Theo đại biểu này, từ thực tế có những vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan nhà nước nhưng đến khi vụ việc bị phát hiện, phản ánh hoặc xảy ra sự cố, gây thiệt hại về người, tài sản thì mới được quan tâm tuyên truyền, đại biểu kiến nghị, Chính phủ cần tăng cường quản lý, tránh tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng" đang được tái diễn trên nhiều ngành, lĩnh vực như xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, môi trường, giáo dục đào tạo...

Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền chia sẻ, qua hơn 30 năm đổi mới nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa tổ chức được bộ máy phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước.

“Chúng ta đã nhiều lần sắp xếp bộ máy quản trị, các ngành, lĩnh vực. Bên cạnh những kết quả tích cực vẫn còn tình trạng thay đổi về mô hình, tổ chức còn thiếu khoa học dẫn đến tình trạng tách ra, nhập vào thực hiện liên tục trong khi chức năng, nhiệm vụ không có sự thay đổi lớn, một số sự sáp nhập còn được thực hiện một cách cơ học”, đại biểu Thanh Hiền nói.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ĐBQH Nguyễn Quốc Hận: Đầu tư công chậm phải chăng do chống tham nhũng hiệu quả?