“Không thể miễn tiền thuê đất, mặt nước cả tuổi đời dự án 70 năm, 90 năm, vì như vậy không khác gì cho không đất đai cho những người thuê đất” – ĐB Phạm Văn Hoà, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội kiến nghị.

ĐB Phạm Văn Hòa: Miễn tiền thuê đất 90 năm khác gì cho không?

Nam Phong | 22/11/2017, 20:50

“Không thể miễn tiền thuê đất, mặt nước cả tuổi đời dự án 70 năm, 90 năm, vì như vậy không khác gì cho không đất đai cho những người thuê đất” – ĐB Phạm Văn Hoà, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội kiến nghị.

>>Trưởng đặc khu kinh tế: Xã hội không thiếu người tài, nhưng cần khung khổ pháp lý!

>>Luật về đặc khu: Đừng chậm trễ nữa!

>>TS Nguyễn Đình Cung: Đặc khu phải khác biệt phần còn lại

>>Đặc khu kinh tế: Có hệ thống tư pháp đặc biệt, Thủ tướng bổ nhiệm người đứng đầu

>>Đặc khu kinh tế có thể cho thuê đất tới 99 năm

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Đơn vị hành chính -kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế). Các đại biểu bày tỏ sự lo ngại thất thu ngân sách và tạo sự bất bình đẳng khi áp dụng chính sách miễn tiền thuê đất trong 70, 90 năm.

Phát biểu trước Quốc hội, ĐB Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) đồng ý việc ban hành luật chung, nhưng phải có tiêu chí cụ thể để sau này địa phương nào đủ điều kiện thì cho thành lập đặc khu không cần bổ sung, sửa đổi luật.

Riêng về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, phương án Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức Trưởng đặc khu;Bên cạnh Trưởng đặc khu có Hội đồng đặc khu, thực hiện chức năng giám sát. Nhân dân, HĐND tỉnh và Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng tham gia giám sát Trưởng đặc khu là phù hợp với chủ trương của Đảng, nhưng có sự ràng buộc đặc biệt, chịu sự giám sát của HĐND cấp tỉnh, phải báo cáo với Chủ tịch UBND tỉnh khi cần, và sự giám sát phản biện của Mặt trận Tổ quốc. Vị Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng như vậy là giao quyền hành cho trưởng đặc khu nhưng quy định ràng buộc cũng nhiều, vì vậykhông hợp lý.

Đại biểu Phạm Văn Hoà đồng tình với phương án Quốc hội quyết định thành lập đặc khu, tổ chức chính quyền địa phương một cấp tại đặc khu gồm HĐND và UBND. Theo ông, thay vì giao 147 quyền cho trưởng đặc khu thì giao ít quyền đi cho Chủ tịch UBND, HĐND. Có thể có những quyền cao hơn tỉnh để đặc khu có quyền xứng tầm, kêu gọi được sự đầu tư.

Về quy định ngân sách của đặc khu được bội chi, ông đề nghị giao Chính phủ quy định điều kiện được bội chi ngân sách để đảm bảo phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và mức bội chi ngân sách chung, không phải ngân sách chung chịu.

Đặc biệt, về ưu đãi thuế thu nhập cá nhân, ông Hoà đồng ý miễn thuế đến 2030, nhưng sau đó phải thực hiện theo quy định hiện hành, không thể giảm 50% cho những năm tiếp theo bởi như vậy ngân sách sẽ thất thu và không công bằng với khu vực khác.

Vị Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp nói: “Đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu lại, không thể miễn tiền thuê đất, mặt nước cả tuổi đời dự án 70 năm, 90 năm, vì như vậy không khác gì cho không đất đai cho những người thuê đất”.

Cũng đồng ý về chủ trương xây dựng các khu đặc khu kinh tế, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nêu quan điểm: “Thời điểm này chúng ta không thu hút đầu tư bằng mọi giá, nên phải xác định nguyên tắc chi phối toàn bộ quá trình thành lập, điều hành tại các đặc khu”.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằngquy định thời hạn chothuê đất tới 99 nămlà chưa hợp lý​ - Ảnh: NP

Theo đại biểu Nghĩa, “trước tiên, dự luật cần xác định rõ những dự án được cấp phép đầu tư vào đặc khu cần phải tạo nội lực cho Việt Nam, bảo vệ chủ quyền, văn hoá Việt Nam. Nếu nói cùng có lợi nhưng họ lợi 8, mình chỉ có 2 thì không đạt. Nhiều khi họ cam kết nhưng nửa chừng không đáp ứng được thì căn cứ vào luật chúng ta có quyền thu hồi, xử lý”.

Về việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược thuê đất tại đặc khu kinh tế với chính sách cấp đất lên tới 99 năm,Luật sư Trương Trọng Nghĩa bày tỏ sự băn khoăn, bởi theo ông, quy định hiện hành là tối đa 70 năm và do Thủ tướng quyết định. Vì vậy Dự thảo quy định thời hạn cho thuê đất tới 99 nămlà chưa hợp lý. Đơn cử, nhà đầu tư chiến lược chỉ cần đầu tư 44.000 tỉđồng vào xây dựng casino sẽ được cấp đất tới 99 năm.

“Liệu rằng 50 năm nữa người ta còn dùng tiền không, còn đánh bạc không, nếu còn thì còn đánh theo kiểu casino hay không? Nếu 30 năm nữa casino thất bại chúng ta có thu hồi đất hay không?”. Ông đặt hàng loạt câu hỏi và đề nghị không nên nới thêm thời gian cấp đất, cũng như cần xem lại khái niệm nhà đầu tư chiến lược quy định tại dự luật vì hiện “quá dễ dãi”.

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, cần quy định dự án thất bại phải trả lại đất, và dự án nào muốn thay đổi ngành nghề khác thì phải thay đổi thủ tục. “Cần quy định có ngành không cho nước ngoài đầu tư, có những ngành không cho chuyển nhượng nước ngoài”, ông nói.

ĐB Nghĩa cũng lưu ý đặc khu Vân Đồn dự luật quy định cho phép sử dụng giấy thông hành của nước láng giềng cấp cho khách du lịch trong 30 ngàylà “quá dễ dãi”.“Tôi hiểu ở đây giấy thông hành không phải hộ chiếu, như thế mới bình đẳng với khách du lịch của các quốc gia khác”, ĐB Nghĩa cảnh báo.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ĐB Phạm Văn Hòa: Miễn tiền thuê đất 90 năm khác gì cho không?