Những tiến bộ trong tính toán “hồ chứa vật lý”, một công nghệ tạo ra tín hiệu não bộ, có thể góp phần tạo ra những cỗ máy nhân tạo có thể suy nghĩ như con người.

Dạy robot suy nghĩ như con người

Long Hải | 29/10/2021, 11:35

Những tiến bộ trong tính toán “hồ chứa vật lý”, một công nghệ tạo ra tín hiệu não bộ, có thể góp phần tạo ra những cỗ máy nhân tạo có thể suy nghĩ như con người.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tokyo đã thử nghiệm huấn luyện một robot điều hướng qua mê cung bằng cách kích thích điện tác động lên mạng lưới tế bào thần kinh nhân tạo kết nối với máy. Các tế bào thần kinh này được phát triển từ các tế bào sống đóng vai trò như “hồ chứa vật lý” để robot đưa ra quyết định.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã đặt robot nhỏ bằng bàn tay vào một mê cung đơn giản. Khi các tế bào thần kinh nhân tạo này được kích thích bằng điện, robot sẽ di chuyển tới đích là chiếc hộp tròn màu đen gắn đèn LED. Bất cứ khi nào robot đi sai hướng, xung điện sẽ tác động lên tế bào thần kinh nhân tạo để khiến robot trở về đúng đường.

Robot không thể quan sát môi trường xung quanh và cũng không nhận được thông tin cảm biến khác nên nó hoàn toàn phụ thuộc vào các xung điện. Chúng được coi là tín hiệu cân bằng nội môi, giúp robot biết môi trường xung quanh đang được duy trì trong một phạm vi nhất định và hướng dẫn nó vượt qua mê cung.

Nghiên cứu mới đánh dấu một bước tiến lớn trong việc dạy trí thông minh cho robot. Hành vi hướng đến mục tiêu của robot có thể được tạo ra mà không cần bất kỳ sự học hỏi bổ sung nào bằng cách gửi tín hiệu nhiễu đến hệ thống. Đây là robot đầu tiên được trang bị thuật toán FORCE để huấn luyện các tế bào thần kinh.

Sử dụng nguyên tắc này, các nhà nghiên cứu cho thấy khả năng giải quyết nhiệm vụ thông minh có thể được tạo ra bằng cách sử dụng máy tính để trích xuất các tín hiệu thần kinh hỗn loạn và cung cấp các tín hiệu cân bằng nội môi hoặc rối loạn. Khi làm như vậy, máy tính tạo ra một hồ chứa hiểu cách giải quyết công việc.

Hirokazu Takahashi, phó giáo sư về cơ khí, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Một đứa trẻ tiểu học không thể giải quyết các bài toán trong kỳ thi đại học, có thể do tính năng động của não bộ không đủ phong phú. Khả năng giải quyết công việc được xác định bởi mức độ phong phú của các mẫu không gian mà não bộ có thể tạo ra”. 

Nhóm chuyên gia Nhật Bản hy vọng nghiên cứu mới sẽ dẫn đến sự phát triển của một siêu máy tính với khả năng bắt chước não người. Nghiên cứu cũng mang lại hy vọng trong việc làm sáng tỏ các cơ chế hoạt động của não và lý do tại sao các bệnh như Alzheimer và Parkinson lại xuất hiện.

Bài liên quan
Lần đầu tiên người dân Hà Nội trải nghiệm 'phở số' do robot phục vụ
Du khách có cơ hội thưởng thức các món phở truyền thống đặc trưng của Hà Nội và trải nghiệm "phở số" hoàn toàn mới lạ và hiện đại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dạy robot suy nghĩ như con người