Đôi khi yêu đương mặn mà quá lại kéo theo những phiền toái như ghen tuông, sở hữu, gò bó… làm đối phương ngạt thở. Chi bằng cứ “ổn định” là được rồi...

Đâu là sự chọn lựa an toàn cho hôn nhân?

Một Thế Giới | 01/03/2016, 05:46

Đôi khi yêu đương mặn mà quá lại kéo theo những phiền toái như ghen tuông, sở hữu, gò bó… làm đối phương ngạt thở. Chi bằng cứ “ổn định” là được rồi...

Bạn tôi sắp lấy chồng, khoe: “Anh ấy nhà cửa, nghề nghiệp ổn định, lại đẹp trai nữa”. Thế là suốt buổi thuyên luyên về nghề nghiệp, nhà cửa, chẳng nghe nói gì  đến tình yêu giữa hai người. Tôi vui cho bạn nhưng cũng kèm theo nỗi bất an nhưng không dám nói ra: liệu thiếu tình yêu thì hôn nhân có ổn?

Vậy mà ổn mới tài. Bằng chứng là cặp ấy cưới nhau đã hơn 3 năm mà chưa một lần phải chìa tờ đơn ly hôn như những vợ chồng khác. Cũng không thể hiện sự quan tâm, thiết tha gì trên trang cá nhân nhưng hằng hà đa số bạn trẻ bây giờ. Tạm gọi như vậy là bình yên. Tôi có chút lung lay vì luôn thần tượng tình yêu giữa hai con người. Phải có tình yêu thì hôn nhân mới tồn tại, nhưng đó là xưa rồi, bây giờ đã hoàn toàn khác.

Bây giờ yêu nhau khác lắm, không tha thiết gì nhau nhiều. Thấy vui thì tiếp tục, không vui thì dừng lại, chẳng ai níu kéo hay oán hận gì nhau. Vì vậy mà sau vài cuộc tình thấy chán bẽ bàng, chẳng còn thiết tha yêu đương gì. Ngoài 30, trai chưa vợ, gái chưa chồng đầy ắp công ty nhưng vẫn ế chung với nhau vì nhìn đơn giản vậy thôi, cứ sáp vô là… phức tạp. Thôi thì làm đồng nghiệp cho an toàn.

Nếu như ngày xưa yêu nhau chẳng ai tính toán gì nhiều, con gái theo chồng về làm dâu, chồng ở đâu mình ở đó. Bây giờ khác, đôi trai gái khi đã có tình ý với nhau, cả hai cùng "dòm ngó" xem đối phương ở đâu, có nhà có cửa chưa hay còn đang ở trọ tạm bợ. Kế đến là tới ngành nghề. Ngành nghề ít nhiều nói nên tính cách con người, xem thử có tương hợp được hay không, có phải là ngành nghề thời thượng dễ kiếm ra tiền không. Rồi xem thử cách họ tiêu xài để đoán tính cách cũng như… tài sản…

Ai cũng nói như vậy là thực dụng quá. Mà không thực dụng sao được trong khi thời buổi kinh tế quá khó khăn. Có những cặp vợ chồng trẻ cũng nghề nghiệp, bằng đại học nhưng chỉ cần sinh thêm đứa con là kinh tế chật vật ngay. Từ đó phát sinh mâu thuẫn, dẫn tới tình yêu cạn dần rồi ly tan.

Đã bao nhiêu cặp như thế, thử hỏi làm sao tránh hoài nghi vào cái túi của đối phương, nhất là từ phía người đàn ông.

Đó chỉ là nói về kinh tế. Những cặp vợ chồng trẻ kiếm tiền như nước cũng chưa hẳn là tránh khỏi bi kịch dẫn đến ly hôn. Người ta nói “giàu đổi bạn, sang đổi vợ”, đó là với những cặp vợ chồng lấy nhau từ thời khó khăn. Đến khi có chút dư giả thì liền sinh tật. Còn đối với những người giàu có từ trong “trứng nước” thì khác. Cuộc sống của họ thường là suôn sẻ và nhiều sự lựa chọn. Chính vì nhiều sự lựa chọn nên họ dễ chán và có thói quen “thèm của lạ”.

Vì vậy mà sự “ổn định” của cô bạn của tôi coi vậy mà “thắng đậm”. Đôi khi yêu đương mặn mà quá lại kéo theo những phiền toái như ghen tuông, sở hữu, gò bó… làm đối phương ngạt thở. Chi bằng cứ “ổn định” là được rồi, cuộc sống còn rất nhiều thứ để làm và để hưởng thụ nên cần giữ một trạng thái cân bằng nhất định.
Thùy Dung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đâu là sự chọn lựa an toàn cho hôn nhân?