Một bảng xếp hạng mới cho thấy Mumbai (Ấn Độ) là thành phố căng thẳng nhất để sống. Trong khi đó, thành phố Reykjiavik ở Iceland lại là nơi có mức độ căng thẳng nhấp nhất thế giới.

Đâu là nơi có cuộc sống ít căng thẳng nhất trên thế giới giữa dịch COVID-19?

Đan Thuỳ | 05/07/2021, 13:01

Một bảng xếp hạng mới cho thấy Mumbai (Ấn Độ) là thành phố căng thẳng nhất để sống. Trong khi đó, thành phố Reykjiavik ở Iceland lại là nơi có mức độ căng thẳng nhấp nhất thế giới.

Bảng xếp hạng "Chỉ số các thành phố căng thẳng (ít và nhiều nhất) năm 2021" được nghiên cứu bởi Vaay, một nhà cung cấp các sản phẩm dầu CBD (cannabidiol) có trụ sở tại Berlin. Nghiên cứu dựa trên 100 thành phố với 16 yếu tố bao gồm quản trị, áp lực xã hội, tài chính, ô nhiễm và tác động của đại dịch COVID-19. Các thành phố ở Bắc Âu xếp hạng cao nhất, ví dụ như thành phố Reykjavik (nước Iceland) ít ô nhiễm không khí và tiếng ồn nhất, đồng thời bình đẳng giới, an toàn và an ninh nhất.

4781e715-c329-41cf-931a-c9cfd07d83cd_9e1f651e.jpeg
Thành phố Reykjavik (Iceland) là nơi ít căng thẳng nhất để sống - Ảnh: SCMP 

Hầu hết các thành phố được xếp hạng thấp nhất về căng thẳng là ở phương Tây. Ngược lại, 2 thành phố Jakarta của Indonesia và Manila của Philippines bị xếp vào nhóm 10 thành phố căng thẳng nhất.

anh-chup-man-hinh-2021-07-05-luc-11.36.59.png
Bảng xếp hạng những thành phố căng thẳng (ít và nhiều nhất) năm 2021 - Ảnh: SMCP 

Tuy nhiên, có một số điểm sáng cho các thành phố châu Á. Singapore đứng đầu bảng xếp hạng về sức khỏe tâm thần, một hạng mục mà các thành phố châu Á làm tốt. Xếp sau đó là Jarkarta, Tokyo, Seoul, Hà Nội, Manila.

Singapore cũng đứng thứ 3 về an toàn và an ninh trong khi Bangkok (Thái Lan) có tỷ lệ việc làm tốt thứ 2 và Tokyo đứng thứ 3 về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chỉ có 8 thành phố trên thế giới có ít ô nhiễm ánh sáng, trong đó có Hà Nội (Việt Nam), một hạng mục mà Doha (Qatar) bị đánh giá là kém nhất.

“Mục đích không phải là chỉ ra những thành phố bị tụt hậu trong bất kỳ lĩnh vực nào mà là làm nổi bật những những gì có thể làm để cải thiện mức độ hạnh phúc của người dân. Chúng tôi hy vọng kết quả của nghiên cứu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá lại môi trường sống của người dân tại các thành phố lớn để chúng ta cùng nhau hướng tới trở thành những thành phố phát triển và ít căng thẳng hơn để sống ”, Finn Age Hansel, người đồng sáng lập Vaay cho biết.

Hồng Kông được xếp thứ 8 trong mức độ căng thẳng tài chính, Hà Nội được đánh giá là tồi tệ nhất ở châu Á ở hạng mục này và Bern (Thụy Sĩ) là tồi tệ nhất trên thế thế giới. Hồng Kông cũng xếp hạng là thành phố tồi tệ thứ 3 về vấn đề an sinh xã hội khi xét đến các yếu tố như tỷ lệ dân số tuổi nghỉ hưu được nhận lương hưu và bất bình đẳng về thu nhập, phân biệt giàu nghèo. Hồng Kông chỉ đứng sau New Delhi và Mumbai ở những vấn đề này.

1a84aaee-83b9-4174-9fea-a3cc7feb5540_1cdd4370.jpeg
Cứ 3 người già tại Hồng Kông thì có một người sống ở mức nghèo khổ - Ảnh: SCMP 

Song chỉ số ổn định chính trị xã hội của Hồng Kông là 70,4, thấp hơn 0,5 với Madrid (Tây Ban Nha) và 0,2 so với Abu Dhabi (Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất). Điều này có vẻ như khá kỳ quặc so với tình hình chính trị bất ổn hiện nay tại Hồng Kông.

Wellington và Auckland ở New Zealand có điểm ổn định chính trị xã hội cao nhất, trong khi đó Kabul (Afghanistan) kém nhất.

Nghiên cứu cũng xét đến tác động của đại dịch COVID-19 đến cư dân thành thị. Hansel nói: “Sẽ thật thiếu sót nếu công bố nghiên cứu này ngay bây giờ, nhiều yếu tố tác động gây ra sự căng thẳng kéo dài cho nhiều người chứ không riêng gì thời gian diễn ra dịch bệnh”. Nghiên cứu đã đánh giá phản ứng của mỗi chính phủ đối với dịch COVID-19 và các biện pháp mà họ đã thực hiện ảnh hưởng thế nào đến mức độ căng thẳng của người dân.

5d707dda-85b2-4960-8d5f-73eb0979f1df_f4929b2d.jpeg
Tokyo là thành phố ít bị căng thẳng bởi các hạn chế phòng dịch COVID-19 - Ảnh: SCMP 

Đáng ngạc nhiên, thành phố ít căng thẳng nhất với các hạn chế vì COVID-19 là Tokyo, nơi mà chính phủ đang phải chịu áp lực trong việc hủy bỏ Thế vận hội Olympic 2020.

“Mặc dù người dân Nhật Bản đang lo lắng về những thiệt hại tiềm tàng mà Olympic 2020 có thể gây ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang lan rộng nhưng Nhật Bản đã cố gắng giữ cho nền kinh tế và dân số tương đối an toàn trong suốt 6 tháng qua. Hỗ trợ tài chính nhanh chóng và hiệu quả, có nghĩa là Nhật Bản sẽ phục hồi nhanh hơn và tác động của Olympic 2020 có thể sẽ tích cực như Euro 2020 đang diễn ra ở châu Âu bây giờ”, Hansel chia sẻ.

88007ee9-5e48-47ee-8920-878d4f39a4e1_11838105.jpeg
Người dân Praha đã phải chịu đựng nhiều nhất bởi các hạn chế phòng dịch - Ảnh: SCMP 

Hồng Kông đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng tác động căng thẳng do phản ứng với COVID-19. Lima (Peru), Boston (Mỹ), Buenos Aires (Argentia) và Praha (Séc) được coi là phải chịu sự tác động nhiều nhất do việc chống dịch COVID-19.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đâu là nơi có cuộc sống ít căng thẳng nhất trên thế giới giữa dịch COVID-19?