Khả năng chứa của đập Tam Hiệp chỉ có thể xử lý khoảng 9% lượng nước lũ và nhà địa chất Fan so sánh: "Nó giống như việc sử dụng một chiếc cốc nhỏ để xử lý một bồn nước lớn. Về mặt kiểm soát lũ lụt, chi phí cho con đập chắc chắn lớn hơn lợi nhuận thu được".

Đập Tam Hiệp không thể giúp Trung Quốc thoát khổ đau lũ lụt

Anh Tú | 24/08/2020, 12:46

Khả năng chứa của đập Tam Hiệp chỉ có thể xử lý khoảng 9% lượng nước lũ và nhà địa chất Fan so sánh: "Nó giống như việc sử dụng một chiếc cốc nhỏ để xử lý một bồn nước lớn. Về mặt kiểm soát lũ lụt, chi phí cho con đập chắc chắn lớn hơn lợi nhuận thu được".

Tốn tiền nhưng hiệu quảbị hoài nghi

Khi bắt đầu khởi công vào năm 1994, đập Tam Hiệp được thiết kế không chỉ nhằm tạo ra điện năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho Trung Quốc, mà còn để chế ngự con sông dài nhất Trung Quốc, che chắn cho hàng triệu người khỏi cảnh lũ lụt thảm khốc. Đập Tam Hiệp như một biểu tượng của sức mạnh công nghệ, biểu tượng cho lòng tự hào dân tộc.Nhưng thực tế không hoàn toàn diễn ra theo cách đó.

Toàn bộ dự án tiêu tốn 200 tỉ nhân dân tệ (28,6 tỉ USD), mất gần hai thập kỷ để hoàn thành và khiếnhơn một triệu người dân dọc theo sông Dương Tử phải di dời. Và trong khi chính phủ hứa rằng con đập sẽ có thể bảo vệ dân cư xung quanh hạ lưu một cách kịp thời, hiệu quả của con đập vẫn thường xuyên bị nghi ngờ.

Những nghi ngờ đó gần đây lại dấy lên khi lưu vực sông Dương Tử kể từ tháng 6 có lượng mưa trung bình lớn nhất trong gần 60 năm, khiến consông và nhiều phụ lưu bị tràn bờ.

Hàng trăm người đã chết vàmất tích, hàngtriệu cư dân phải di dời và hàng chụctriệu người bị ảnh hưởng, gây ra thiệt hại kinh tế 144 tỉ nhân dân tệ (20,5 tỉ USD).

Bất chấp sự tàn phá này, các nhà chức trách Trung Quốc khẳng định trên Tân Hoa Xã rằngđập Tam Hiệp đã thành công trong việc đóng một "vai trò quan trọng" trong việc ngăn chặn nước lũ. Nhà điều hành đập, Tổng công ty Tam Hiệp Trung Quốc tuyên bố rằng con đập đã chặn được 18,2 tỉ mét khối nước lũ tiềm ẩn. Một quan chức Bộ Tài nguyên nước nói Thanh niên nhật báo rằng con đập này "làm giảm hiệu quả tốc độ và mực nước" ở trung và hạ lưu sông Dương Tử.

Nhưngnhiều trạm đo theo dõi các dòng chảy trong lưu vực sông Dương Tử cho thấy mực nước cao kỷ lục vào mùa hè này. Từ đó, một số nhà địa chất cho rằng vai trò hạn chế kiểm soát lũ lụt của đập Tam Hiệp đã không còn.

Một tách trà không đủcho một bồn nước lớn

Đập Tam Hiệp là một công trình kiến ​​trúc đáng kinh ngạc, đáng tự hào nhưng không đủ cho thịnh nộ của thiên tai.

Trước hết, nó là một trong số ít cấu trúc nhân tạo trên Trái đất có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ không gian, theo NASA. Được hoàn thành vào năm 2006, phần thân của con đập rất lớn: rộng 181 mét và dài 2.335 mét án ngữ trên sông Dương Tử.

Sau đó, có nhà máy thủy điện đi kèm, được hoàn thành vào năm 2012 và có công suất phát điện 22.500 megawatt, gấp hơn ba lần công suất của thủy điện Grand Coulee, lớn nhất ở Mỹ.

Nhưng theo đề xuất năm 1992 của chính phủ Trung Quốc, lý do hàng đầu để xây dựng con đập không phải là phát điện mà là để ngăn lũ lụt.

Đây là cách nó hoạt động: con đập khổng lồ nằm trên phần thượng lưu của sông Dương Tử và giúp ngăn lũ lụt ở hạ lưu bằng cách giữ nước mưa trong một hồ chứa khổng lồ, sau đó kiểm soát việc xả nước qua các cửa cống. Hồ chứa dài 660 km uốn lượn qua các thung lũng hẹp từ Tam Hiệp đến Trùng Khánh, thành phôvới 30,5 triệu dân ở miền tây Trung Quốc.

Trong mùa khô, từ tháng 10 đến tháng 5, mực nước của hồ chứa được giữ ở mức tối đa là 175 mét để tối ưu hóa việc phát điện tại nhà máy thủy điện liền kề. Trước khi những cơn mưa mùa hè đến vào tháng 6, mực nước dần dần hạ thấp xuống 145 mét để nhường chỗ cho nước lũ tràn vào.

Việc hạ thấp mực nước tạo ra 22 tỉ mét khối không gian lưu trữ - đủ để chứa gần 9 triệu bể bơi cỡ Olympic. NhưngFan Xiao, một nhà địa chất Trung Quốc nhận xét: ngần đó không là gì so với khối lượng nước lũ có thể chảy vào đập trong những năm nhiều nước.

Theo tính toán của Fan, trong trận “lũ lụt kéo dài một lần trong thế kỷ”, hơn 244 tỉ mét khối nước - tức khoảng gấp đôi thể tích của Biển Chết - có thể đi qua Tam Hiệp trong hai tháng.

Khả năng chứa của đậpTam Hiệp chỉ có thể xử lý khoảng 9% lượng nước lũ và nhà địa chất Fan so sánh: "Nó giống như việc sử dụng một chiếc cốc nhỏ để xử lý một bồn nước lớn. Về mặt kiểm soát lũ lụt, chi phí cho con đập chắc chắn lớn hơn lợi nhuận thu được".

Bên cạnh đó, con đập khó có thể giữ nước quá lâu, vì nó phải nhường chỗ cho những trận mưa mới. Vào mùa lũ, những trận mưa như trút nước có thể xảy ra dồn dập.

Tháng trước, ba đợt lũ đã ập đến Tam Hiệp. Con đập đã mở cửa cống nhiều lần kể từ cuối tháng 6 để xả nước từ hồ chứa, gây ra những lời chỉ trích trên mạng xã hội Trung Quốc rằng điều này làm trầm trọng thêm lũ lụt ở hạ lưu.

Công ty điều hành con đập đã phủ nhận điều này, Công ty nói trên Hoàn Cầu rằng rằng họ đã giúp trì hoãn và ngăn dòng nước lũ đổ về hạ lưu.

Nhưng ở hồ Bộc Dương, tỉnh Giang Tây, nước vẫn dâng cao đến mức cao nhất trong lịch sử - vượt qua kỷ lục của trận lũ thảm khốc xảy ra vào năm 1998 khiến hơn 3.000 người thiệt mạng. Những nơi khác ở hạ nguồn cũng phá vỡ kỷ lục lịch sử.

Lo ngại của chuyên gia nước ngoài

David Shankman, giáo sư địa lý danh dự tại Đại học Alabama, người đã nghiên cứu về lũ lụt ở trung lưu Dương Tử, cho biết mực nước kỷ lục cho thấy đập Tam Hiệp không thể ngăn lũ lụt nghiêm trọng. Ông Shankman nói: "Con đập này đã hoạt động hoàn chỉnh trong nhiều năm quavà hiện chúng tôi ghi nhận mực nước cao nhất từ trước giờ"

Theo Shankman, các nghiên cứu của chuyên gia Trung Quốc và nước ngoài trong những năm qua đã phát hiện ra rằng hồ chứa của đập quá nhỏ để giảm lưu lượng xả xuống hạ lưu trong các trận lũ lụt nghiêm trọng. Nói cách khác, nó chỉ có tác dụnggiúp giảm bớt lũ lụt trong những năm bình thường.

Miroslav Marence, Phó giáo sư về lưu trữ và thủy điện tại Viện Giáo dục nước IHE Delft, cho biết không thểkỳ vọng rằng con đập có thể giải quyết tất cả các vấn đề về lũ lụt trên sông Dương Tử. Ông nêu ví dụ: Trong khi đập Tam Hiệp có thể làm giảm cường độ lũ từ thượng nguồn đến một mức độ nhất định, nó sẽ không thể ngăn lũ gây ra bởi lượng mưa lớn ở trung và hạ lưu sông Dương Tử hoặc các phụ lưu trong lưu vực của nó. Đã córất nhiều trận lũ lụt ở miền Trung và miền Nam Trung Quốc vào mùa hè này là do những trận mưa đổ xuống hạ lưu và không bao giờ đi qua con đập.

Anh Tú
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đập Tam Hiệp không thể giúp Trung Quốc thoát khổ đau lũ lụt