Reuters đưa tin: vì mục tiêu đánh khủng bố IS, Nga-Pháp đối đầu ở Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, với hai nước trình hai dự thảo nghị quyết khác nhau.

Đánh khủng bố IS, Nga - Pháp đưa hai dự thảo khác nhau

Một Thế Giới | 19/11/2015, 11:27

Reuters đưa tin: vì mục tiêu đánh khủng bố IS, Nga-Pháp đối đầu ở Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, với hai nước trình hai dự thảo nghị quyết khác nhau.

Ngày 18.11, Nga lại trình 15 thành viên HĐBA một dự thảo nghị quyết có sửa đổi, mong HĐBA thông qua các chiến dịch quân sự quốc tế để đánh khủng bố IS.   

Nga từng trình dự thảo này ngày 30.9, nhưng lúc đó, Anh bác dự thảo của Nga, theo Reuters.

Theo các nhà ngoại giao giấu tên dự một cuộc họp kín của HĐBA hôm 18.11, Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin nói: nội dung được cập nhật, chú trọng nhiều hơn vào việc đánh quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) nhằm phản ứng các vụ tấn công gần đây của chúng, gồm vụ tấn công Paris tối 13.11 khiến 129 người chết.

Các nhà ngoại giao nói không có những thay đổi lớn trong dự thảo của Nga, và Nga dự tính tranh luận dự thảo này  trong ngày 19.11.

Dự thảo ban đầu của Nga gồm kế hoạch 8 điểm để kết thúc nội chiến Syria, kêu gọi cuộc cải tổ hiến pháp trong 18 tháng và tổ chức bầu cử. Mỹ, châu Âu và các đồng minh Ả rập đều bác.

Kế hoạch của Nga cũng để ngỏ khả năng Tổng thống Syria Bashar Assad tiếp tục nắm quyền lực trong giai đoạn chuyển tiếp chính trị và hậu chiến, nếu như ông trúng cử. Nhưng các phe nổi dậy ở Syria không chấp nhận.

Nga phục hồi dự thảo của họ, sau khi Pháp nói sẽ thúc đẩy một nghị quyết chống khủng bố, tiếp sau vụ tấn công  Paris mà IS đã nhận trách nhiệm.

Đại sứ Pháp tại LHQ Francois Delattre cho biết: dự thảo này sẽ "ngắn, mạnh mẽ và tập trung vào cuộc chiến chống kẻ thù chung của chúng ta. Chúng tôi nhận định đề nghị của Nga là một đóng góp và chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng”.

Đó là tín hiệu Pháp không sẵn sàng cùng Nga đạt đến một nghị quyết chung.

Đại sứ Delattre nói dự thảo của Pháp chỉ có một mục tiêu rõ ràng: “bảo đảm cộng đồng quốc tế thống nhất trong cuộc chiến chống IS”.

Các nhà ngoại giao nói: dự thảo mới sửa đổi của Nga vẫn kêu gọi các nước tham gia các nỗ lực chống IS và các nhóm nổi dậy ở Syria, đồng ý điều phối với các nước mà họ triển khai hoạt động.

Trong trường hợp này, có nghĩa Nga kêu gọi các nước phối hợp quân sự với chế độ Assad.

Nga đã bắt đầu không kích IS hồi tháng 9, với lý do chế độ Assad đề nghị hỗ trợ quân sự.

Liên quân do Mỹ dẫn đầu đánh IS đã thông báo cho chính phủ Syria biết hoạt động không kích của họ, vốn bắt đầu từ hơn một năm trước, nhưng liên quân không xin phép chính phủ Assad.

Các nước tham gia nói: họ hoạt động theo tinh thần phòng thủ tập thể, theo yêu cầu của chính quyền Iraq lân cận Syria.

Theo báo The Wall Street Journal (WSJ) dự thảo của Pháp đang soạn, được cho là sẽ tập trung chống IS.

Ông Delatte nói: “Chúng ta đều biết nỗi đe dọa này vẫn tồn tại, nên trách nhiệm chính trị của chúng ta, ở vị thế HĐBA, là thông qua dự thảo của Pháp”.   

Ông nói thêm: Pháp - Nga sẽ làm việc với mỗi dự thảo riêng, nhưng không thể rõ có khả năng sáp nhập hai dự thảo hoặc vẫn tách riêng.

Dự thảo của Pháp là cách hưởng ứng bình luận của Tổng thống Pháp Francois Hollande tại quốc hội nước này hôm 16.11: HĐBA phải thông qua một nghị quyết chống khủng bố để đánh IS. Ông cũng kêu gọi lập liên minh quân sự với Nga-Mỹ để đánh IS.

Vụ khủng bố Paris xem ra cuối cùng thúc đẩy HĐBA có một quan điểm thống nhất chống khủng bố ở Syria. HĐBA đã bị chỉ trích chẳng làm gì trong cuộc nội chiến Syria, chủ yếu là so sự bất đồng giữa các nước thành viên, về số phận Tổng thống Assad.   

Dù vài còn bất đồng chính, như số phận ông Assad, các nhà ngoại giao phương tây nói LHQ đã chuẩn bị hành động ở 4 mặt trận liên quan Syria: một nghị quyết chống khủng bố, một kế hoạch ngưng bắn, triển khai thanh sát viên LHQ và cho phép hành động quân sự chống IS.

Nhưng căng thẳng có thể xảy ra trong nhóm HĐBA, nếu có tình trạng bác dự thảo này, chọn dự thảo kia.   

Bảo Vĩnh (theo Reuters, WSJ) 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đánh khủng bố IS, Nga - Pháp đưa hai dự thảo khác nhau