Các bộ não trong đảng cầm quyền Ba Lan đều cho rằng Nga là kẻ thù dễ đối phó còn phương Tây mà cụ thể là Đức mới là kẻ thù nguy hiểm hơn nhiều.

Đảng cầm quyền Ba Lan đang coi Đức là “kẻ thù còn nguy hiểm” hơn Nga

Anh Tú | 27/08/2022, 07:04

Các bộ não trong đảng cầm quyền Ba Lan đều cho rằng Nga là kẻ thù dễ đối phó còn phương Tây mà cụ thể là Đức mới là kẻ thù nguy hiểm hơn nhiều.

pis2.jpg
Bài của Giáo sư Krasnodębski trên báo Ba Lan

Giáo sư Zdzisław Krasnodębski là nghị sĩ đảng PiS (đảng cầm quyền Ba Lan) đã nói về mối quan hệ của Ba Lan với Liên minh châu Âu như sau: “Tôi tin rằng mối đe dọa đối với chủ quyền của chúng ta từ phía tây lớn hơn từ phía đông”. Sau khi bài phát biểu được công khai, ông Krasnodębski viết thêm trên mạng xã hội rằng sự thiếu độc lập cũng có nghĩa là "không có khả năng đưa ra các quyết định quan trọng về kinh tế, thể chế và chính trị".

Krasnodębski nói: “Thật là nghịch lý. Tất nhiên, Nga ưa bạo lực, Nga có thể tuyên chiến với chúng ta. Nhưng người Ba Lan có niềm tin hoặc tâm lý làm thế nào để đối phó với một mối nguy hiểm như vậy. Putin không chia rẽ chúng ta, mà ông ấy kết nối chúng ta. Mặt khác, Liên minh châu Âu sử dụng các phương thức hoàn toàn khác – dụ dỗ, tiền bạc, quyền lực mềm, quyến rũ…”

pis1.jpg
Bài của Nghị sỹ Karski trên báo Ba Lan

Hôm thứ sáu, trên đài phát thanh Jedynka, nghị sĩ khác của đảng PiS Karol Karski đã được hỏi liệu ông có phải là một trong những chính trị gia tin rằng mối đe dọa lớn hơn đối với chủ quyền của Ba Lan đến từ phương Tây, không phải từ phương Đông hay không.

Ông Karski trả lời: Như lịch sử cho thấy, mối đe dọa đối với Ba Lan đến từ cả hai hướng. Cả phương Tây được hiểu theo nghĩa rộng là Đức với các khu vực lân cận và phương Đông được hiểu theo nghĩa rộng là Nga, luôn muốn khuất phục Ba Lan.

Đức coi Ba Lan thuộc phạm vi ảnh hưởng của mình. Có lúc, Nga cũng coi Ba Lan là phạm vi ảnh hưởng của mình, quốc gia muốn chia sẻ những ảnh hưởng này với những nước khác, bởi vì Nga đã bị hất cẳng khỏi khu vực này của châu Âu”.

ba-lan.jpg
Quan hệ Đức - Ba Lan rất nhạy cảm do lịch sử để lại

Giáo sư Krasnodębski đã nói về những nỗ lực nhằm hạn chế nguyên tắc đồng thuận trong Liên minh châu Âu. Và Karski cũng được hỏi liệu trong chính sách đối ngoại Ủy ban châu Âu có yêu cầu rời bỏ nguyên tắc này hay không, liệu có phải là thời điểm để nói rằng "chúng ta sẽ rời khỏi EU" hay không. Ông Karski trả lời: "Sẽ không bao giờ để điều đó xảy đến".

Ông nhấn mạnh rằng các yếu tố cơ bản của hoạt động của một quốc gia có chủ quyền là việc thực hiện chính sách đối ngoại và quốc phòng một cách độc lập.

Karski nói: “Nếu Ba Lan từ bỏ chính sách đối ngoại của mình, chúng tôi sẽ trở thành một quốc gia bị bảo hộ, một quốc gia bị bảo hộ cổ điển theo định nghĩa của luật pháp quốc tế”, đồng thời ông nói thêm rằng một quốc gia bị bảo hộ là một quốc gia chuyển giao quốc phòng và các vấn đề đối ngoại của mình cho một quốc gia khác.

Karol Karski phân tích: “Và bây giờ, chúng ta đang đối phó với một tình huống trong đó Nga là một quốc gia nhăm nhe xâm chiểm, là một kẻ thù được xác định rõ ràng, đó là một quốc gia không thể thực hiện một số hành động nhất định ở Ba Lan với tư cách là một nước thứ ba. Trong khi đó, Đức là một quốc gia thành viên của EU cũng giống như chúng ta nhưng họ là một thành viên có ảnh hưởng rất lớn, theo hệ thống bỏ phiếu đa số, họ có nhiều phiếu hơn Ba Lan trong Hội đồng Liên minh châu Âu.

Chúng ta đang trong tình huống đó, thông qua các hành động của các tổ chức EU, chẳng hạn, Đức yêu cầu thay đổi luật pháp Ba Lan. Chúng ta đang đối phó với các tình huống trong đó Đức coi Ba Lan là thị trường của mình, như một nguồn cung cấp lao động giá rẻ. Các vị phải nhìn vào tất cả những điều này một cách tổng thể”.

Ý kiến cùa các học giả đảng PiS đang thể hiện mâu thuẫn sâu sắc giữa Ba Lan với phương Tây mà cụ thể là Đức. Thậm chí, họ coi Đức là kẻ thù nguy hiểm hơn cả Nga.

Trước đó, ngày 19.8, Trang Focus nổi tiếng của Đức vừa có bài viết của nhà báo kỳ cựu Hans-Jürgen Moritz phản ánh sự tức giận của người Đức với chính phủ Ba Lan trong thời gian gần đây.

Moritz viết: “Theo quan điểm của PiS, đảng cầm quyền hàng đầu của Ba Lan, EU xuất hiện như một công cụ phục vụ bá quyền của Đức ở châu Âu. Những người nổi tiếng ở Warsaw đã truyền bá những luận điểm đáng sợ như vậy. Họ tức giận vì Brussels sẽ không cho họ một tấm séc trắng với lý do đã làm hỏng các quy định của pháp luật.

Có điều gì đó đang xảy ra giữa Đức và Ba Lan. Đó không chỉ là về hàng tấn cá chết ở sông Oder, mà còn về những nguyên tắc cơ bản của hành vi tốt với hàng xóm. Những lời nói đang từ Warsaw tuôn ra chống lại một EU được cho là do Cộng hòa Liên bang (Đức) thống trị và có chủ ý kiểm soát. Warsaw tấn công Brussels, nhưng lại nhìn thấy mầm mống của mọi tội ác ở Berlin”.

Đồng thời, bài của Mortiz đưa ra các dẫn chứng:

Vào tháng 8, đã có nhiều phát pháo từ thủ đô Ba Lan. Người quyền lực nhất của Ba Lan là ông Jaroslaw Kaczynski, chủ tịch đảng cầm quyền PiS, đã đưa ra quan điểm trong một cuộc phỏng vấn trên tờ báo ủng hộ chính phủ "Sieci" (các bạn có thể đọc tại đây). Ông cho biết, Ủy ban châu Âu dưới thời bà Ursula von der Leyen đã vi phạm lời nói của mình trong tranh chấp pháp quyền với chính phủ Ba Lan.

Ông Kaczynski tuyên bố: “Nếu Ủy ban không hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Ba Lan trong khu vực này, chúng tôi không có lý do gì để thực hiện nghĩa vụ của mình đối với EU", đồng thời đưa Tuyên chiến: Ba Lan giờ sẽ "nổ súng" và hành động theo phương châm "một cái răng cho một cái răng" (tức là ăn miếng thì trả miếng).

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tiếp lửa cho cuộc tổng tấn công trên mặt trận thông tin với những cân nhắc được đưa ra trên báo chí Đức (ông có viết 1 bài trên Welt mà các bạn có thể đọc tại đây) về “chủ nghĩa đế quốc trong EU”, mà ông tin rằng chủ yếu do Berlin kiểm soát. Chính Kaczynski vào cuối năm ngoái đã nói rằng EU không nên trở thành căn cứ cho một "Đế chế thứ tư của Đức". Ông lại tiếp tục cáo buộc rằng Ủy ban EU đang đóng vai trò như một con tốt cho việc Đức muốn phục tùng Ba Lan.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đảng cầm quyền Ba Lan đang coi Đức là “kẻ thù còn nguy hiểm” hơn Nga