Đông Á đang bước vào thời kỳ suy giảm dân số. Nhật Bản là nước đầu tiên cho thấy xu hướng này, giờ đây đến lượt Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Dân số Đông Á giảm nhanh hơn dự đoán 10 năm

Cẩm Bình | 14/03/2021, 09:05

Đông Á đang bước vào thời kỳ suy giảm dân số. Nhật Bản là nước đầu tiên cho thấy xu hướng này, giờ đây đến lượt Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Năm ngoái dân số tự nhiên của Hàn Quốc, Đài Loan lẫn Hồng Kông đều suy giảm (số người tử vong nhiều hơn số người sinh ra) lần đầu tiên kể từ khi có dữ liệu so sánh. Số lượng trẻ sinh ra ở Trung Quốc đại lục cũng giảm đáng kể.

Đáng chú ý là dân số khu vực này suy giảm nhanh hơn dự đoán đến 10 năm. Hàn Quốc ghi nhận mức giảm năm 2020 là 32.700, Đài Loan giảm 7.900, Hồng Kông giảm 6.700. Số ca tử vong của 3 nơi gần như không đổi nhờ chống dịch nghiêm ngặt nhưng số lượng trẻ sinh ra giảm mạnh: lần lượt là 10%, 7% và 18,5%.

Đất nước 1,4 tỉ dân Trung Quốc tiến gần đến mức suy giảm dân số tự nhiên. Số trẻ sơ sinh năm 2020 giảm 15% xuống còn 10,03 triệu - gần như cân bằng với gần 10 triệu ca tử vong cả nước.

Đại dịch COVID-19 có tác động nhất định đến dân số, nhưng yếu tố gây tác động lớn hơn là số cuộc hôn nhân giảm.

Tại Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, tình trạng kết hôn giảm đã kéo dài từ trước lúc đại dịch bùng phát. Số lượng cặp kết hôn của 3 nền kinh tế giai đoạn 2015 - 2019 giảm từ 10% đến 30% do giá nhà đất tăng cao cùng hàng loạt áp lực kinh tế khác. Số lượng cặp kết hôn năm ngoái giảm khoảng 10%, báo hiệu số trẻ sơ sinh có thể giảm hơn nữa vào năm 2021.

001.jpg
Số cuộc hôn nhân cùng số trẻ sinh ra đã liên tục giảm từ trước lúc đại dịch bùng phát - Ảnh: Nikkei Asian Review

Kinh tế và mức sinh giảm

Vào những năm 1970, tỷ suất sinh của Nhật (số con mà 1 phụ nữ sẽ có trong đời) là khoảng 2, do đó có đủ số trẻ sơ sinh giữ cho tổng dân số phát triển. Con số này bắt đầu giảm rõ rệt khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 10.000 USD/người vào giữa những năm 1980 và một thập kỷ sau chỉ còn 1,5.

GDP Hàn Quốc và Đài Loan đã vượt qua 10.000 USD vào những năm 1990, một thập kỷ sau tỷ suất sinh cũng chỉ còn 1,5.

GDP Trung Quốc năm 2019 qua 10.000 USD, theo kinh nghiệm từ các nước/vùng lãnh thổ trước đó thì tỷ suất sinh của quốc gia đông dân nhất thế giới sớm muộn cũng giảm.

Giữa Nhật Bản với các nước láng giềng có khác biệt duy nhất: dân số tự nhiên bắt đầu giảm vào những năm 2000, tuy vậy tỷ suất sinh vẫn giữ ở mức trên 1,3.

Tỷ suất sinh của Hàn Quốc năm 2018 giảm xuống 0,98 và chỉ còn 0,84 vào năm 2020. Đài Loan duy trì ở mức 1, giới chuyên gia ước tính tỷ suất sinh của Trung Quốc hiện là 1,2 - 1,3. Họ có thể phải đối mặt với sụt giảm nhân khẩu học trầm trọng hơn Nhật nếu tình hình cứ tiếp tục và 10 năm tới là thời gian quyết định để ngăn chặn đà giảm.

002.jpg
Tỷ suất sinh các nước trước và sau năm 2000 - Ảnh: Nikkei Asian Review

Cho đến năm 2000, số trẻ sơ sinh ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc vẫn cao gấp đôi mức hiện tại. Nếu nhóm dân từ 20 tuổi trở lên sinh nhiều con hơn thì suy giảm dân số sẽ bị chặn lại. Nhưng cần lưu ý rằng bùng nổ trẻ sơ sinh sau năm 2000 đã kết thúc, tỷ suất sinh giảm nên số lượng cha mẹ tiềm năng trong một thập kỷ sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Không quốc gia Đông Á nào mong đợi dân số của họ thu hẹp sớm như vậy. Cuối năm 2016, đơn vị thống kê trực thuộc Bộ Kinh tế - Tài chính Hàn Quốc dự báo dân số nước này bắt đầu giảm từ năm 2032. Liên Hợp Quốc năm 2019 đưa ra mốc thời gian Hàn Quốc và Đài Loan suy giảm dân số là 2025, 2030.

Với Trung Quốc, Viện Khoa học xã hội nước này dự báo dân số bắt đầu giảm từ năm 2030 trong khi Liên Hợp Quốc đưa ra mốc 2032.

Triển vọng kinh tế dài hạn chắc chắn bị ảnh hưởng vì suy giảm dân số nhanh hơn dự đoán. Nhóm dân số thuộc độ tuổi lao động (15 - 64 tuổi) rất quan trọng cho tăng trưởng.

Không chỉ Đông Bắc Á, Đông Nam Á cũng có nguy sơ suy giảm dân số sớm. Dù khu vực ghi nhận gia tăng dân số mạnh mẽ nhưng tốc độ tăng ở Thái Lan và Việt Nam đã chậm lại.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dân số Đông Á giảm nhanh hơn dự đoán 10 năm