Mỹ và Trung Quốc đã có thêm bước tiến trong việc nỗ lực vượt qua những trở ngại còn lại để đạt thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại kéo dài, trong đó đáng chú ý nhất là việc Trung Quốc đưa ra đề xuất chưa từng có về vấn đề chuyển giao công nghệ bắt buộc.

Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Bắc Kinh đưa ra đề xuất chưa từng có

Hoàng Vũ | 28/03/2019, 16:52

Mỹ và Trung Quốc đã có thêm bước tiến trong việc nỗ lực vượt qua những trở ngại còn lại để đạt thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại kéo dài, trong đó đáng chú ý nhất là việc Trung Quốc đưa ra đề xuất chưa từng có về vấn đề chuyển giao công nghệ bắt buộc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuếđối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào năm ngoái nhằm buộc Bắc Kinh chấm dứt các hành vi mà Mỹ cho là liên quan tới đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ và chuyển giao công nghệ bắt buộc. Ngoài ra, Washington muốn nâng cao khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc cho các công ty Mỹ và hy vọng Trung Quốc sẽ giảm bớt trợ cấp cho các ngành công nghiệp.

Theo Reuters, một quan chức đàm phán giấu tên cho biết Trung Quốc đã đưa ra các đề xuất chưa từng có trước đây, qua đó làm dấy lên hy vọng về một thỏa thuận sẽ đáp ứng được các yêu cầu của Mỹ về việc cải cách cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc.

“Nếu nhìn vào các văn bản thỏa thuận tại thời điểm 1 tháng trước so với bây giờ, bạn sẽ thấy chúng tôi đã đạt được nhiều bước tiến trong tất cả các lĩnh vực. Tuy vậy, chúng tôi vẫn chưa đạt tới thỏa thuận mà chúng tôi mong muốn”,quan chức này tiết lộ.

Quan chức đàm phán cũng cho biết: “Trung Quốc đang trao đổi về chuyển giao công nghệ bắt buộc theo một cách chưa từng có trước đây, cả về phạm vi và các chi tiết cụ thể” nhưng ông từ chối đưa ra các thông tin chi tiết hơn.

Trước đó, hai bên đang đàm phán về các thỏa thuận bằng văn bản ở tổng cộng 6 lĩnh vực, bao gồm: Chuyển giao công nghệ bắt buộc, đánh cắp thông tin qua mạng, quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ, tiền tệ, nông nghiệp, và các rào cản phi thuế quan đối với hoạt động thương mại.

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã đến Bắc Kinh đàm phán với các quan chức Trung Quốc trong ngày thứ năm (28.3) với mục đích tiến tới một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại daidẳng gây thiệt hại cho cả hai bên và cho cả sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Vòng đàm phán ở Bắc Kinh lần này là các cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên trong nhiều tuần qua, sau khi hai bên lùi thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – dự kiến ban đầu là vào cuối tháng 3.2019. Vòng đàm phán tiếp theo sẽ diễn ra ở Washington vào tuần tới.

“Các cuộc đàm phán có thể kéo dài tới tháng 4, thậm chí đến tháng 5, tháng 6, ai mà biết được”, một vị quan chức hành chính cấp cao khác cho biết, đồng thời nhận định sở hữu trí tuệ và cơ chế triển khai thỏa thuận vẫn còn là những vấn đề khó giải quyết.

Một số hàng rào thuế quan sẽ vẫn được giữ nguyên

Trung Quốc muốn Mỹ gỡ bỏ hàng rào thuế quan như là một phần của thỏa thuận. Về phần mình, Washington vốn nhận thức được rằng thuế quan mang lại đòn bẩy để đảm bảo Bắc Kinh tuân thủbất kỳ cam kết nào màhọ đưa ra,đang cân nhắc về việc gỡ bỏ thuế quan ngay lập tức.

Tổng thống Trump tuần trước cho biết Mỹ có thể giữ nguyên các hàng rào thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc thêm một khoảng thời gian dài để đảm bảo Bắc Kinh tuân theo thỏa thuận.

“Một số thuế quan sẽ được giữ lại còn một số khác sẽ được gỡ bỏ, nhưng chúng tôi sẽ không thể gỡ bỏ hết hàng rào thuế quan. Chúng tôi không thể làm thế được. Vấn đề này sẽ là chủ đề được giải quyết trong các cuộc đàm phán sắp tới”, Reuters dẫn lời một vị quan chức đàm phàn thương mại khác cho biết.

Kể từ tháng 7.2018, Mỹ đã áp thuế đối với hàng nhập khẩu trị giá 250 tỉUSD của Trung Quốc, bao gồm 50 tỉUSD hàng hóa công nghệ và công nghiệp ở mức 25% và 200 tỉUSD trong các sản phẩm khác bao gồm cả đồ nội thất và vật liệu xây dựng với mức 10%.

Trung Quốc đã đáp trả bằng việc đánh thuế khoảng 110 tỉUSD với các loại hàng của Mỹ,bao gồm đậu nành và một số sản phẩm nông nghiệp khác.

Hoàng Vũ (theo Reuters)
Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Bắc Kinh đưa ra đề xuất chưa từng có