Nhà Trắng đã xác nhận với Newsweek rằng các phái đoàn của Mỹ và Nga hiện đang hội đàm tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cho biết các cuộc thảo luận tập trung vào việc giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân giữa hai quốc gia, chứ không phải xung đột hiện tại ở Ukraine.

Đàm phán Mỹ-Nga không tập trung vào chấm dứt xung đột tại Ukraine

Hoàng Vũ | 15/11/2022, 15:22

Nhà Trắng đã xác nhận với Newsweek rằng các phái đoàn của Mỹ và Nga hiện đang hội đàm tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cho biết các cuộc thảo luận tập trung vào việc giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân giữa hai quốc gia, chứ không phải xung đột hiện tại ở Ukraine.

Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nói với Newsweek: “Chúng tôi rất cởi mở về việc hai nước đã có các kênh liên lạc về quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro hạt nhân và rủi ro đối với sự ổn định chiến lược”. Quan chức Mỹ tiết lộ, Giám đốc CIA William Burns cũng "sẽ có mặt ở Ankara hôm 15.11 để gặp người đồng cấp tình báo Nga”.

"Ông Burns không tiến hành các cuộc đàm phán dưới bất kỳ hình thức nào. Ông ấy không thảo luận về việc giải quyết cuộc chiến ở Ukraine. Ông ấy đang truyền đi thông điệp về hậu quả của việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân và những nguy cơ leo thang đối với sự ổn định chiến lược. Burns cũng sẽ nêu ra các trường hợp công dân Mỹ bị Nga giam giữ. Chúng tôi đã thông báo trước cho Ukraine về chuyến đi của Giám đốc CIA”, người phát ngôn cho hay.

Các báo cáo về các cuộc đàm phán Mỹ-Nga lần đầu tiên xuất hiện hôm 14.11 trên tờ báo Nga Kommersant, trong đó nói rằng Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) Sergey Naryshkin đã tham dự.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng xác thực các báo cáo, nói với Hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga rằng "các cuộc đàm phán đã thực sự diễn ra" và "chúng được khởi xướng bởi phía Mỹ”.

Ankara là nhà hòa giải tích cực nhất giữa Kyiv và Moscow kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự hồi tháng 2. Vào tháng 7, Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng để cả hai bên ký kết một thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc, làm giảm bớt cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do xung đột gây ra.

Theo Newsweek, Tổng thống Mỹ Joe Biden và chính quyền của ông đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga. Trong khi đó, Điện Kremlin đã cáo buộc Nhà Trắng gia tăng căng thẳng bằng cách tăng viện trợ quân sự cho Ukraine và tìm cách làm suy yếu Nga về mặt chiến lược.

Trong một tuyên bố được công bố đầu tháng này, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định rằng, nguyên tắc cơ bản trong chính sách của Nga về lĩnh vực răn đe hạt nhân là “không thể chấp nhận chiến tranh hạt nhân, trong đó không thể có bên nào giành chiến thắng”.

“Những cách tiếp cận này cho phép Nga giả định chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân để đối phó với một hành động gây hấn liên quan đến việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc một cuộc xâm lược sử dụng vũ khí thông thường khi sự tồn tại của nhà nước đang lâm nguy."

Về phần mình, chính quyền Biden đã đưa ra lập trường của riêng mình về vấn đề hạt nhân này vào cuối tháng 10 trong một tài liệu đánh giá về việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

"Vai trò cơ bản của vũ khí hạt nhân là ngăn chặn cuộc tấn công hạt nhân vào Mỹ, đồng minh của chúng ta và các đối tác. Mỹ sẽ chỉ xem xét việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong những trường hợp cực đoan để bảo vệ lợi ích quan trọng của Mỹ hoặc các đồng minh và đối tác của Mỹ”, tài liệu nêu rõ.

Bài liên quan
Toan tính của Mỹ khi điều ‘pháo đài bay’ B-52 gần biên giới Nga
Việc Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress gần biên giới Nga đã gây chú ý đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa NATO và Moscow.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đàm phán Mỹ-Nga không tập trung vào chấm dứt xung đột tại Ukraine