Cục Quản lý lao động ngoài nước vừa yêu cầu đảm bảo an toàn cho thực tập sinh, người lao động làm việc tại khu vực xảy ra động đất ở Nhật Bản.
Sự kiện

Đảm bảo an toàn cho lao động Việt Nam trong khu vực động đất ở Nhật Bản

Tuyết Nhung 19:47 13/08/2024

Cục Quản lý lao động ngoài nước vừa yêu cầu đảm bảo an toàn cho thực tập sinh, người lao động làm việc tại khu vực xảy ra động đất ở Nhật Bản.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa có công văn gửi các doanh nghiệp đưa thực tập sinh, người lao động đến làm việc tại các tỉnh Miyazaki, Kochi, Kagoshima, Oita, Ehime và khu vực duyên hải phía đông Nhật Bản yêu cầu doanh nghiệp nắm tình hình người lao động, thống kê số lượng thực tập sinh, lao động đang làm việc cần được hỗ trợ do bị ảnh hưởng của động đất.

dong-dat.jpg
Thiệt hại do một trận động đất ở Nhật Bản gây ra - Ảnh: AFP

Vào lúc 16 giờ 43 phút ngày 8.8, một trận động đất với cường độ 7,1 độ đã xảy ra ngoài khơi tỉnh Miyazaki thuộc Kyushu làm rung chuyển nhiều thành phố các tỉnh và vùng lân cận. Khoảng 19 giờ 18 phút cùng ngày, sóng thần cao 50cm đã ập vào cảng Miyazaki. Các đợt sóng thần cao khoảng 40cm, 30cm và nhỏ hơn đã ập vào Tosashimizu thuộc tỉnh Kochi, cảng Shibushi thuộc tỉnh Kagoshima,..

Trận động đất xảy ra ở khu vực rãnh Nankai (kéo dài từ Shizuoka đến Kyushu). Sự trượt của mảng lục địa rãnh Nankai sẽ gây sóng thần lớn ập vào vùng duyên hải. Cơ quan chức năng Nhật Bản cảnh báo trong 7 ngày tới có thể xảy ra các dư chấn lớn, đồng thời khuyến cáo người dân chuẩn bị ứng phó với động đất, thực hiện các công việc: cố định đồ đạc; xác định nơi lánh nạn và đường đi lánh nạn; tích trữ nước; xác định cách thức liên lạc với người thân và gia đình.

Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị các doanh nghiệp đưa thực tập sinh, người lao động đến làm việc tại các tỉnh Miyazaki, Kochi, Kagoshima, Oita, Ehime và các khu vực duyên hải phía đông Nhật Bản khẩn trương nắm tình hình người lao động; thống kê số lượng thực tập sinh, lao động đang làm việc bị ảnh hưởng và khó khăn gặp phải, cần được hỗ trợ (nếu có).

Phối hợp chặt chẽ với nghiệp đoàn quản lý, công ty tiếp nhận và các bên có liên quan bám sát thông tin về động đất và phương án ứng phó do cơ quan chức năng Nhật Bản công bố để kịp thời thông tin, hướng dẫn người lao động thực hiện (như tỉnh Miyazaki đã có lệnh cấm bơi lội, đóng cửa bờ biển); hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do động đất, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người lao động; thông tin tới người lao động số điện thoại liên lạc khẩn cấp tại Nhật Bản của Ban quản lý lao động: +81.70.1479.6888 và Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo: +81.80.3590.9136.

Báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước và Ban Quản lý lao động tại Nhật Bản khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình hỗ trợ người lao động vùng bị động đất để được hướng dẫn và phối hợp giải quyết.

Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 7 tháng qua, cả nước có gần 90.000 lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài, đạt gần 72% kế hoạch năm. Nhật Bản là một trong các thị trường tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam.

Bài liên quan
Kon Tum động đất mạnh, Đà Nẵng và Quảng Nam cũng rung lắc
Theo Viện vật lý địa cầu, khoảng 11 giờ 35 phút (giờ Hà Nội), một trận động đất có độ lớn 4.1 độ xảy ra tại huyện Kon Plông (Kon Tum), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đảm bảo an toàn cho lao động Việt Nam trong khu vực động đất ở Nhật Bản