Các đại lý Honda đội giá xe lên cao gây thất thu thuế cho Nhà nước sẽ đối mặt với mức phạt nào? là điều mà dư luận đang rất quan tâm.

Đại lý Honda đội giá xe lên cao sẽ đối mặt với mức phạt nào?

Tuyết Nhung | 06/05/2022, 17:29

Các đại lý Honda đội giá xe lên cao gây thất thu thuế cho Nhà nước sẽ đối mặt với mức phạt nào? là điều mà dư luận đang rất quan tâm.

Một Thế Giới đã có 2 bài viết "Mua xe Honda ở đại lý, khách hàng bị móc thêm cả chục triệu đồng""Đại lý xe Honda siêu lợi nhuận, nhà nước thất thu thuế", nêu ra thực trạng các đại lý xe Honda đã nâng giá xe lên so với giá đề xuất của hãng và kê khai vào hóa đơn một giá khác thấp hơn, phần chênh đó đã làm thất thu thuế như thế nào.

dai-ly-xe-honda.jpg

Về vấn đề này, giới chuyên gia đều rằng việc đại lý xe bán một giá nhưng kê khai một giá là hành vi trốn thuế, cần được ngăn chặn. Hành vi này đang làm thất thu thuế của nhà nước và cơ quan chức năng cần phải vào cuộc.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, trên thực tế, vấn đề nâng giá trị thực của chiếc xe lên nhưng không kê khai vào hóa đơn GTGT có thể là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, người bán thì trốn được một khoản thuế GTGT, người mua cũng muốn được ghi hóa đơn thấp hơn giá trị thực để chịu thuế suất thấp.

Ngoài ra, khi hóa đơn ghi thấp hơn mức giá bán thật, người mua cũng trốn được một khoản phí trước bạ, còn các đại lý trốn kê khai đủ thuế VAT theo giá trị hàng hóa thực tế đã bán.

Theo quy định hiện hành, phí trước bạ xe máy được nộp trên cơ sở giá tính phí là giá trị xe ghi trên hóa đơn VAT. Tuy nhiên, nếu giá xe ghi trên hóa đơn thấp hơn mức giá mà Bộ Tài chính quy định trong bảng giá tính phí trước bạ thì mức phí trước bạ sẽ nộp theo bảng giá của Nhà nước. Còn nếu giá xe trên hóa đơn ghi cao hơn mức giá mà Bộ Tài chính quy định trong bảng giá tính phí trước bạ thì người mua sẽ phải nộp phí trước bạ theo giá trị thật của xe trên hóa đơn.

Vì vậy, ông Long cho rằng đây là hành vi trốn thuế rất tinh vi, cơ quan thuế cần có chế tài xử phạt thật nghiêm. Nếu cần thiết có thể chuyển cho cơ quan điều tra.

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Luật giá 2012, niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam.

Việc niêm yết giá được thực hiện bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng; trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa; hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa. Có nhiều mặt hàng thiết yếu sẽ phải niêm yết như niêm yết giá mặt hàng sữa, niêm yết giá thuốc… 

Trong nhiều trường hợp giá niêm yết được hiển thị dưới dạng bảng giá; có thể được in trên bao bì sản phẩm; gắn ở bên dưới sản phẩm hoặc treo một danh sách dài bao gồm nhiều sản phẩm khác nhau; và ghi rõ giá của từng sản phẩm đó. Giá niêm yết phải được ghi rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho người mua.

Theo quy định tại điều 12 Nghị định số 109 ngày 24.9.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn. Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ sẽ bị phạt như sau:

- Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;

Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tại Khoản 1 Điều này vi phạm từ lần thứ hai trở lên.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật ngoài hình thức niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, kê khai giá.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Trên thực tế, khi ngành thuế xác minh được hành vi trốn thuế thì sẽ truy thu được toàn bộ số tiền có cơ sở chứng minh được đã trốn thuế. Ví dụ với các đại lý xe Honda, cơ quan thuế có thể ấn định giá bán tại một thời điểm theo giá hãng đề xuất, sau đó tính toán để truy thuê số tiền thuế đã thất thoát.

Trước sự việc này, giới chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cần nâng cao ý thức về quyền khách hàng của mình, cần tẩy chay những đại lý, nhà phân phối nâng giá quá cao so với giá trị thực của sản phẩm, đặc biệt không dung túng cho hành vi trốn thuế của các đại lý, nhà phân phối.

Bài liên quan
Mua xe Honda ở đại lý, khách hàng bị móc thêm cả chục triệu đồng
So với mức giá xe mà Honda Việt Nam đề xuất thì mức giá các đại lý bán đến tay người tiêu dùng bị chênh lên vài triệu, thậm chí là cả chục triệu đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại lý Honda đội giá xe lên cao sẽ đối mặt với mức phạt nào?