Các sản phẩm hàu của Việt Nam đã xuất khẩu được sang hơn 10 nước trên thế giới, trong đó, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường tiêu thụ chủ chốt.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Đài Loan nhập mua hàu Việt Nam nhiều nhất

Tuyết Nhung 18/07/2024 16:36

Các sản phẩm hàu của Việt Nam đã xuất khẩu được sang hơn 10 nước trên thế giới, trong đó, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường tiêu thụ chủ chốt.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vase) ngày 18.7 cho biết, sau khi tăng trưởng đột phá trong năm 2023, xuất khẩu hàu của Việt Nam tiếp tục khởi sắc trong 5 tháng đầu năm 2024. Chỉ tính riêng trong tháng 5.2024, giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm này tăng 52%. Tính lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu hàu của Việt Nam đạt gần 7 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2023.

hau.jpg
Xuất khẩu hàu tiếp đà tăng trưởng - Ảnh: IT

Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là hàu tươi ướp đá. Các sản phẩm hàu của Việt Nam đã xuất khẩu được sang hơn 10 nước trên thế giới, trong đó chủ yếu là các nước châu Á.

Đài Loan là thị trường tiêu thụ chủ chốt hàu Việt Nam, với tỷ trọng chiếm tới 82% trong 5 tháng đầu năm nay. Ngoài Đài Loan, Việt Nam đang tăng mạnh xuất khẩu hàu sang nước láng giềng là Lào. Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàu sang Lào tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 713 nghìn USD.

Hàu cũng là sản phẩm xuất khẩu có mức tăng trưởng đột phá trong năm 2023. Cụ thể, xuất khẩu chủ yếu là hàu tươi, ướp lạnh đạt trên 14 triệu USD, tăng tới 56% so với năm 2022.

Tại Việt Nam, Quảng Ninh là tỉnh xuất khẩu nhiều hàu nhất sang Đài Loan (Trung Quốc). Huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) có trên 4.300ha mặt biển và bãi triều, rất thuận lợi cho việc nuôi hàu Thái Bình Dương. Trong giai đoạn 2019 - 2020, gần 19.000 tấn hàu Thái Bình Dương của Vân Đồn đã được xuất sang thị trường Đài Loan.

Các yêu cầu kỹ thuật của phía Đài Loan đối với hàu ngày càng nghiêm ngặt nên để xuất được sang thị trường này, các cơ sở bao gói, chế biến phải đáp ứng đủ những yêu cầu cụ thể của Đài Loan.

Đối với cơ sở bao gói, chế biến xuất khẩu phải được Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) và được cấp mã số cơ sở xuất khẩu vào thị trường này.

Nguyên liệu hàu xuất khẩu phải lấy từ các cơ sở đáp ứng các điều kiện về ATTP. Đối với từng lô hàng xuất khẩu, phải được cấp giấy chứng thư trên cơ sở kết quả kiểm soát điều kiện đảm bảo ATTP trong toàn bộ quá trình sản xuất và lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng sản phẩm tại cơ sở chế biến thủy sản.

Ngoài hàu, xuất khẩu các mặt hàng nhuyễn thể như sò điệp, ốc của Việt Nam cũng có sự tăng trưởng đáng kể ở một số thị trường. Giá trị xuất khẩu 2 nhóm mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm nay đang tăng lần lượt là 42% và 18% so với cùng kỳ.

Bài liên quan
Xuất khẩu thủy sản đạt gần 2 tỉ USD trong quý 1
Xuất khẩu thủy sản của cả nước tính tới hết quý 1/2024 ước đạt gần 2 tỉ USD, cao hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
1 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đài Loan nhập mua hàu Việt Nam nhiều nhất