Đông trùng hạ thảo là dược phẩm quý giá và bổ dưỡng loại bậc nhất trong tự nhiên và vô cùng khan hiếm. Tuy nhiên, chị Nguyễn Thị Hồng, Thanh Oai, Hà Nội đã nghiên cứu nuôi trồng thành công Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris và thu về mỗi năm khoảng 12 tỷ đồng từ sản phẩm này.
May mắn tình cờ từ Internet
Chị Nguyễn Thị Hồng sinh năm 1980 trong một gia đình thuần nông tại xã Dân Hoà, huyện Thanh Oai – Hà Nội. Tốt nghiệp khoa công nghệ sinh học, tưởng chừng số phận sắp đặt chi đi theo con đường nghiên cứu nấm linh chi khi chị phụ việc cho các chuyên gia về lĩnh vực này.
Chị Nguyễn Thị Hồng bên một sản phẩm Đông trùng hạ thảo đang trong quá trình chăm sóc - Ảnh Trí Lâm |
Hình ảnh Đông trùng hạ thảo từ nhộng tằm - Ảnh Trí Lâm |
Giá bán những sản phẩm và chế phẩm từ Đông trùng hạ thảo của chị Hồng |
Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong - Ảnh Trí Lâm |
Đông trùng hạ thảo ngâm rượu - Ảnh Trí Lâm |
Hiện nay chị Hồng có 2 cơ sở sản xuất loại dược liệu đặc biệt quý hiếm này ở Dân Hoà, Thanh Oai (Hà Nội) và Đà Lạt (Lâm Đồng) với hàng vạn sản phẩm, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 23 lao động với thu nhập cao. Cơ sở quy mô nhất của chị Hồng nằm tại Đà Lạt bởi miền đất này cực kì phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển loại dược liệu này.
Hiện nay, doanh thu mỗi năm từ công ty đạt hơn 12 tỷ đồng và chị Hồng đang bắt tay phát triển thành nhà cung ứng Đông trùng hạ thảo và chế phẩm Đông trùng hạ thảo lớn nhất Việt Nam. Thị trường của chị Hồng hiện cũng đang vươn ra một số nước trên thế giới. Sản phẩm của chị được cơ quan chức năng công nhận rộng rãi.
Thất bại cay đắng
Theo chị Hồng, Đông trùng hạ thảo là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng. Vào mùa đông nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Mùa hè ấm áp nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất.
Hàng loạt giải thưởng về chất lượng chị Hồng đã đạt được trong thời gian qua - Ảnh Trí Lâm |
Chị Hồng cho hay, thời gian đầu, để có không gian nuôi cấy đông trùng hạ thảo, chị đã bán mảnh đất mặt đường để vào trong bãi bồi giữa sông mở xưởng.
“Ai cũng cho rằng tôi có vấn đề. Địa điểm này cũng không nhiều người biết là tôi đang nuôi Đông trùng hạ thảo giá trị cao, họ chỉ đơn thuần nghĩ tôi nuôi nấm nên ai hỏi thăm xưởng của công ty ở đâu người dân làng đều không biết” – chị cho hay.
Sau 3 năm nghiên cứu nguồn giống, năm 2012, Hồng bắt đầu nuôi cấy với quy môn lớn nhưng liên tiếp gặp phải rủi ro, bởi đông trùng hạ thảo mọc ra được 1 cm thì bị một loại côn trùng khác ký sinh trong lọ cắn chết chỉ sau một, hai đêm. 5.000 lọ đông trùng hạ thảo mất trắng, thiệt hại hơn 300 triệu đồng.
Cuối 2012, chị tiếp tục nuôi hơn một vạn lọ, nhưng vẫn thất bại, thiệt hại hơn 600 triệu đồng. “Căn phòng nuôi cấy bốc mùi tanh khủng khiếp khiến ai cũng ngại dọn. Tôi phải tự tay dọn hết từng đó, vừa làm vừa ngậm ngùi”, chị Hồng ngậm ngùi kể lại
Sau này, chị bắt đầu nghiên cứu từ nguồn giống, kiểm tra nguyên liệu (nguồn gạo lứt, nước dừa, bột nhộng tằm) và khử trùng cẩn thận, sau đó, chị đã thành công.
Tuy nhiên, khó khăn chưa dứt, dù nuôi cấy thành công, nhưng không một ai tin sản phẩm của chị là đông trùng hạ thảo thật. Chị Hồng phải mang sản phẩm cho nhiều khách hàng uống hoàn toàn miễn phí trong 2 năm. Sau hai năm đó, chị Hồng bán nhưng doanh thu cả năm chỉ đạt 13 triệu đồng. Tuy nhiên, con số này dần dần được nâng lên và doanh thu đạt 12 tỷ /năm như hiện nay.
Trí Lâm