Tại tòa, cựu lãnh đạo Cienco 1 thừa nhận sai sót khi để xảy ra sai phạm, gây thiệt hại lớn.

Cựu lãnh đạo Cienco 1 thừa nhận sai sót khi ‘tự ý xóa nợ’ hơn trăm tỉ đồng

Nhã Thanh | 06/06/2023, 18:12

Tại tòa, cựu lãnh đạo Cienco 1 thừa nhận sai sót khi để xảy ra sai phạm, gây thiệt hại lớn.

Ngày 6.6, TAND TP.Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - Công ty CP (Cienco 1).

Trước đó, vụ án này từng được đưa ra xét xử hồi tháng 4.2023 nhưng phải hoãn do tại phiên tòa, một số luật sư bào chữa cho các bị cáo đề nghị HĐXX triệu tập thêm một số người để làm rõ nhiều tình tiết liên quan tới quy trình thẩm định…

Không hiểu lắm về tài chính?

Các bị cáo hầu tòa, gồm Cấn Hồng Lai (cựu Tổng giám đốc Cienco 1); Phạm Dũng (cựu Chủ tịch HĐTV Cienco 1); Lê Văn Long (cựu Kế toán trưởng); Nguyễn Thị Bích Hạnh (Phó phòng Tài chính kế toán); Nguyễn Ngọc Tuyển (cựu Kiểm toán viên Công ty Kiểm toán A&C) và hai bị cáo khác.

Tại tòa, bị cáo Cấn Hồng Lai thừa nhận nội dung cáo trạng, nhưng một số chỗ chưa sát với diễn biến thực tế. Sau đó, bị cáo thừa nhận lỗi và nhận một phần trách nhiệm khi đã để xảy ra sai sót, gây thiệt hại.

Về tờ trình không số gửi HĐTV, toàn bộ hồ sơ về xử lý nợ, bị cáo Lai cho biết khi mình đi công tác về thì kế toán trưởng trình kèm theo hồ sơ. Khi nhận hồ sơ đã đầy đủ hết rồi, đồng thời ông Lai và cho biết thực tế, bản thân không có mặt tại cuộc họp, việc ký xuất phát từ sự thống nhất đã được quyết định.

cac-bi-cao-tai-toa..jpg
Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: N.A

Khi bị chủ tọa hỏi về “nợ khó đòi” và “nợ không thu hồi được” có khác nhau không, bị cáo Lai nói mình chỉ ký mà đọc không kỹ. Đến giờ thì ông biết “nợ khó đòi” và “nợ không thu hồi được” là khác nhau nhưng nghĩ HĐTV sẽ phát hiện ra.

Quá trình khai báo, bị cáo Lai còn nói mình không hiểu lắm về tài chính, kế toán, do đó chỉ ký vào tờ trình để HĐTV xem xét xử lý, còn sau xử lý thì ông không thể nắm rõ được. Trước lời khai này, HĐXX cho rằng với vai trò là Phó ban thường trực, bị cáo nói không nắm rõ thì rất khó hiểu bởi hàng năm đều họp, báo cáo công tác tài chính.

Về phần mình, bị cáo Phạm Dũng cũng khai không nắm được thông tin hoặc được nghe báo cáo về các doanh nghiệp phá sản, giải thể. Tuy nhiên, theo bị cáo Dũng, những doanh nghiệp này chưa phá sản, giải thể nhưng thực tế không có khả năng trả nợ trong nhiều năm.

Khi bị chủ tọa hỏi về “nợ khó đòi” và “không có khả năng trả nợ” có khác nhau không, bị cáo Dũng cho biết trong suy nghĩ của ông, 2 khái niệm trên là một, ông không phân biệt được. Tuy nhiên, khi được chủ tọa giải thích, ông Dũng thừa nhận thiếu sót của mình.

“Tự ý xóa nợ” hơn trăm tỉ đồng

Theo cáo trạng, Cienco 1 ban đầu thuộc Bộ Giao thông - Vận tải, nhưng năm 2013 có chủ trương cổ phần hóa. Do vậy, Bộ này ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa, do Phạm Dũng làm Trưởng ban; Cấn Hồng Lai làm Phó ban thường trực.

Tháng 6.2014, Cienco 1 được cổ phần hóa thành công, với đăng ký kinh doanh mới thể hiện vốn điều lệ doanh nghiệp này là 700 tỉ đồng, trong đó 35% là vốn Nhà nước. Đến cuối năm 2014, Bộ Giao thông - Vận tải thoái toàn bộ số 35% vốn này. Trong quá trình cổ phần hóa, các bị cáo trong vụ án và một số cá nhân, đơn vị liên quan đã có nhiều sai phạm, gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng tài sản Nhà nước.

348915084_210668145168675_180261809057746161_n.jpg
Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong nhiều ngày - Ảnh: N.A

Kết quả điều tra cho biết, từ năm 2010 - 2012, Cienco 1 đã trích lập dự phòng với những khoản thu khó đòi của 50 công ty, với số tiền 306 tỉ đồng. Đến năm 2013, để xử lý các vấn đề khi cổ phần hóa, nhóm Cấn Hồng Lai xác định 50 công ty trên nợ Cienco 1 tổng số 364 tỉ đồng.

Tuy nhiên, trong số đó có 184 tỉ đồng được nhóm này xác định là khó đòi, nên đã tự quyết định xóa nợ, dù đây là tài sản công. Thêm vào đó, sau khi cổ phần hóa, nhóm điều hành mới của Cienco 1 đã đòi được 65 tỉ đồng trong số này, nhưng không bàn giao cho Nhà nước.

Ngoài ra, trong quá trình cổ phần hóa, nhóm lãnh đạo Cienco 1 và các bị cáo thuộc Công ty A&C đã xác định 4 khu đất, gồm 422 m2 tại số 135 Nguyễn Văn Đậu (TP.HCM); 916 m2 tại TP.Tân An (tỉnh Long An); 16.706 m2 tại huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) và 852 m2 tại TP.Pleiku (tỉnh Gia Lai) là tài sản cố định vô hình, với tổng giá trị 12,6 tỉ đồng.

Tuy nhiên, theo quy định của Chính phủ, khi doanh nghiệp cổ phần hóa, UBND cấp tỉnh sẽ có ý kiến chính thức để làm căn cứ xác định giá trị đất. Số tài sản này sau đó được Hội đồng Định giá tài sản tố tụng hình sự tại 4 tỉnh, thành nói trên xác định năm 2013 có tổng giá trị là hơn 67,4 tỉ đồng.

Hành vi vi phạm của nhóm bị cáo trên bị xác định đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 54,7 tỉ đồng.

Bài liên quan
Hại cựu lãnh đạo Cienco 1 hầu tòa vì tự ý xóa nợ 184 tỉ đồng
Hai cựu lãnh đạo Cienco 1 sẽ phải hầu tòa vào ngày 6 và 7.4 tới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
một giờ trước Thị trường và chính sách
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cựu lãnh đạo Cienco 1 thừa nhận sai sót khi ‘tự ý xóa nợ’ hơn trăm tỉ đồng