Vụ án xử các cựu lãnh đạo Phan Thiết về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” được coi là vụ án điểm ở tỉnh Bình Thuận. Phiên tòa sơ thẩm được mở lại từ ngày 10.8 sau 1 tháng hoãn (vì vắng mặt không lý do 39/88 người có quyền và nghĩa vụ liên quan). Dự kiến ngày mai 21.8, tòa sẽ tuyên án.

Cựu Chủ tịch Phan Thiết và mức án treo, đâu là mấu chốt?

Anh Tú | 20/08/2020, 06:08

Vụ án xử các cựu lãnh đạo Phan Thiết về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” được coi là vụ án điểm ở tỉnh Bình Thuận. Phiên tòa sơ thẩm được mở lại từ ngày 10.8 sau 1 tháng hoãn (vì vắng mặt không lý do 39/88 người có quyền và nghĩa vụ liên quan). Dự kiến ngày mai 21.8, tòa sẽ tuyên án.

Trong vụ án này, 6 bị cáo cùng bị truy tố về tội danh nói trên gồm Đỗ Ngọc Điệp và Trần Hoàng Khôi (cựu chủ tịch và phó chủ tịch UBND TP Phan Thiết), Phạm Thanh Thái (cựu trưởng Phòng TN&MT), Lê Hồ Khải (nhân viên Phòng TN&MT), Lê Hoàng Anh Tân và Nguyễn Trí (chuyên viên Phòng TN&MT TP Phan Thiết).

Cụ thể, Phạm Thanh Thái đã tham mưu cho phép chuyển mục đích trái pháp luật 129 thửa với tổng diện tích 169.107,1 m2 tổng trị giá hơn 13,2 tỉ đồng, Lê Hoàng Anh Tân đã tham mưu cho phép chuyển mục đích trái pháp luật 60 thửa với tổng diện tích 45.078,5 m2 tổng trị giá hơn 3,5 tỉ đồng, Lê Hồ Khải đã tham mưu cho phép chuyển mục đích trái pháp luật 59 thửa với tổng diện tích 106.960,3 m2 tổng trị giá hơn 7,8 tỉ đồng, Nguyễn Trí đã tham mưu cho phép chuyển mục đích trái pháp luật 13 thửa với tổng diện tích 18.948,5 m2 tổng trị giá gần 2 tỉ đồng.
Trong thời gian từ tháng 3.2016 đến tháng 8.2016 ông Điệp đã ký 32 quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất không đúng với quy hoạch của tỉnh. Tháng 8.2016, ông Điệp đã ký quyết định phân công Phó chủ tịch Trần Hoàng Khôi phụ trách lĩnh vực này. Rồi ông Khôi là người ký 100 quyết định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất không đúng quy hoạch của tỉnh

Theo đại diện VKS, hành vi của các bị cáo là cố ý vi phạm các quy định về quản lý đất đai theo Điều 229 BLHS, làm cho hình thành các khu dân cư tự phát, phá vỡ quy hoạch đô thị, đồng thời xâm phạm đến các hoạt động đúng đắn của các cơ quan quản lý nhà nước.

Với các tình tiết như thành thật khai báo tại tòa, bản thân và gia đình có nhiều đóng góp cho Nhà nước, bị cáo Đỗ Ngọc Điệp (cựu chủ tịch UBND TP Phan Thiết) được đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt từ 24 đến 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Đối với bị cáo Trần Hoàng Khôi (cựu phó chủ tịch UBND TP Phan Thiết), công tố viên đề nghị tòa phạt 5-6 năm tù. Theo đại diện VKS, suốt bốn ngày tại phiên tòa, bị cáo Khôi luôn quanh co, không nhận tội, không thành khẩn khai báo. Thậm chí bị cáo này còn cho rằng mình bị oan và truy tố chưa đúng tội.

Đối với bị cáo Phạm Thanh Thái, cựu trưởng Phòng TN&MT TP Phan Thiết, VKS đề nghị mức án 4-5 năm tù. Mặc dù Thái thừa nhận các sai phạm của mình và thành thật khai báo nhưng VKS cho rằng hành vi của bị cáo này phải bị xử lý nghiêm. Bị cáo Thái đã tham mưu cho chủ tịch và phó chủ tịch UBND TP Phan Thiết ký 139 hồ sơ cho chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm lên đất ở đô thị là cố ý, Thái thừa biết đó là sai.

Bị cáo Nguyễn Trí (cựu chuyên viên Phòng TN&MT) được VKS đề nghị 9-12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. VKS cho rằng bị cáo này có trình độ chuyên ngành đất đai, dù biết sai nhưng vẫn áp dụng Luật Đất đai 2003 để tham mưu 13 hồ sơ trong giai đoạn 2016-2018 cho lãnh đạo Phòng TN&MT để trình ký.

Đối với bị cáo Lê Hoàng Anh Tân (cựu chuyên viên Phòng TN&MT), VKS đề nghị mức án 3-4 năm tù. Theo VKS, bị cáo này có vai trò chính trong việc tham mưu, bị cáo biết rõ việc trình cho chuyển từ “đất nhà vườn” sang đất ở là sai luật nhưng vẫn cố tình xác nhận trong hồ sơ để trình UBND TP Phan Thiết ra quyết định.

Cuối cùng, bị cáo Lê Hồ Khải (nhân viên Phòng TN&MT TP Phan Thiết) bị VKS đề nghị mức án từ bốn năm đến bốn năm sáu tháng tù.

Điều dư luận khá quan tâm là tại sao VKS chỉ đề nghị án treo đối với ông Điệp?

Đây cũng là cớ để bị cáo khác đòi được xử theo mức như ông Điệp. Tại phiên tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Khôi cho rằng VKSáp dụng tình tiết giảm nhẹ “Thành khẩn khai báo” cho ông Điệp là đúng, nhưng tại sao VKS không áp dụng tình tiết giảm nhẹ “Thành khẩn khai báo” cho ông Khôi trong khi hành vi của ông Điệp, ông Khôi là như nhau.

Theo VKS thì vấn đề khiến đề nghị luận tội khác nhau là “thành khẩn”. Cụ thể, VKS trả lời: “Do tại phiên tòa, bị cáo Khôi không thừa nhận hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” như cáo trạng truy tố, bị cáo Khôi chỉ thừa nhận vi phạm tội thiếu trách nhiệm và bị cáo Khôi cho rằng việc truy tố bị cáo Khôi về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” là oan cho bị cáo. Riêng về phần đề nghị mức hình phạt đối với bị cáo Điệp cũng như các bị cáo khác thì Viện kiểm sát dẫn chứng là do các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên được xem xét”.

Nhưng nếu chỉ dựa trên những yếu tố được nêu thì có lẽ chưa được thuyết phục cho lắm. Vậy còn lý do nào khác?

Theo người phía ông Điệp, việc cựu chủ tịch Phan Thiết cần được xử nhẹ không chỉ dựa trên đóng góp trong quá khứ và thái độ thành thật trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra mà vấn đề cốt lõi là ông Điệp được đánh giá tuy mắc sai phạm nhưng mang tính khách quan. Và quan trọng nhất khi xét kỹ, số lượng sai phạm trên thực tế cũng không phải là con số 32 như đã nêu.

Bà Phạm Thị Kim Cúc, luật sư của ông Điệp khẳng định: Trách nhiệm của bị cáo Điệp là phân công, chỉ đạo cơ quan tham mưu thực hiện giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng căn cứ pháp luật, xem xét, ký hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất do Phòng tài nguyên và môi trường trình ký có căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố Phan Thiết hay không, chứ bị cáo Điệp không thể nào trực tiếp đi thực địa và thực hiện các công việc chuyên môn để xác định vị trí thửa đất có phù hợp với kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố Phan Thiết được UBND tỉnh phê duyệt hay không, do đó khi thấy Phòng tài nguyên và môi trường phối hợp với UBND cấp xã, Văn phòng đăng ký đất đai giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất có căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố Phan Thiết và kết luận phù hợp, đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở, đồng thời hồ sơ đã được Văn phòng UBND thành phố kiểm tra thì bị cáo Điệp mới ký quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất.

Ngoài ra, bản thân bị cáo Điệp đã thực hiện đúng trách nhiệm theo Điều 52 Luật đất đai năm 2013 là căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất năm 2016 và nhu cầu chuyển mục đích của người dân nêu trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, tức bị cáo Điệp không có lỗi cố ý làm sai khi ký quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất đối với 21 hồ sơ nêu trên.

Đối với 11 hồ sơ không căn cứ theo kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố Phan Thiết, và không phù hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố Phan Thiết được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt có tổng diện tích 11.088,5m2.

Theo phía luật sư, số lượng sai phạm trong vụ án này là mấu chốt rất quan trọng. Trong khi điểm b, khoản 2, Điều 229 quy định diện tích đất lúa sang phải từ 30.000m2 trở lên và đất nông nghiệp khác từ 40.000m2 trở lên thì mới vi phạm.

Luật sư Cúc khẳng định: “Về mặt khách quan của tội phạm như phân tích trên thì với diện tích sai phạm này thì hành vi của bị cáo Điệp chưa đủ định lượng về diện tích để cấu thành tội phạm quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)”.

Minh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cựu Chủ tịch Phan Thiết và mức án treo, đâu là mấu chốt?