Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 công lập tại TP.HCM năm nay khoảng 65.000, tăng hơn 2.600 chỉ tiêu so với năm trước. Nhưng chớ vội mừng, số học sinh (HS) hiện đang học lớp 9 có đến hơn 85.000. "Cuộc đua" vào lớp 10 công lập được dự đoán là không hề dễ thở.

Cuộc đua vào lớp 10 công lập: Chỉ tiêu tăng nhưng không ... dễ thở

Một Thế Giới | 22/04/2015, 10:00

Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 công lập tại TP.HCM năm nay khoảng 65.000, tăng hơn 2.600 chỉ tiêu so với năm trước. Nhưng chớ vội mừng, số học sinh (HS) hiện đang học lớp 9 có đến hơn 85.000. "Cuộc đua" vào lớp 10 công lập được dự đoán là không hề dễ thở.

Hơn 2000 học sinh “ thua cuộc”

Bức tranh chỉ tiêu tuyển sinh vào THPT cho thấy, các trường có chỉ tiêu tăng nhiều chủ yếu tập trung ở các quận vùng ven, ngoại thành như Thủ Đức, Nhà Bè, Củ Chi. Trong khi các quận nội thành, quận tập trung đông dân nhập cư lại giảm. Cụ thể, sáu trường THPT đóng trên địa bàn Q.1 chỉ tuyển 2.505 chỉ tiêu (giảm 140). 
Dù có thêm một trường THPT nhưng Q.8 cũng chỉ tuyển 3.850 chỉ tiêu (giảm 20). Ba trường THPT ở Q.12 tuyển 2.025 (giảm 42). Tại Q.Tân Bình, những năm trước Trường THPT Lý Tự Trọng tuyển sinh hơn 500 chỉ tiêu vào lớp 10. Nhưng từ năm nay, trường ngừng tuyển sinh lớp 10 nên ba trường THPT còn lại trên địa bàn dù có tăng nhẹ chỉ tiêu tuyển, cũng không "bù" nổi.

Hiệu trưởng một trường THCS tại Q.3 phân tích, nhiều trường THPT thu hút thí sinh, có điểm chuẩn thuộc hàng "top đầu" cũng giảm chỉ tiêu đáng kể như: Trường THPT Bùi Thị Xuân từ 675 chỉ tiêu giảm còn 630, Trường THPT Hùng Vương giảm 45 chỉ tiêu, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân giảm 135 chỉ tiêu... Trường THPT Ernst Thalmann, đích đến của nhiều HS trung bình khá khu vực Q.1, Q.4 cũng giảm chỉ tiêu đáng kể từ 720 xuống còn 630.

Trong khi toàn TP chỉ có thêm một trường THPT mới nằm ở phường 13, Q.8 sẽ tuyển sinh lớp 10 thì lứa HS "rồng vàng" (sinh năm 2000) đang học lớp 9 tăng mạnh, khiến việc cạnh tranh vào lớp 10 công lập thêm căng thẳng. Q.Bình Thạnh có khoảng 4.500 HS đang học lớp 9 (tăng khoảng 500 em so với năm học trước). Q.1 có gần 4.500 HS lớp 9, tăng hơn 500 em; Q.3 tăng khoảng 300 HS; Q.6 tăng khoảng 700 HS... Q.Tân Phú, địa bàn có dân nhập cư đông, số HS lớp 9 tăng khoảng 1.000 em so với năm học trước, trong khi chỉ tiêu vào lớp 10 của các trường tại quận này lại "giậm chân tại chỗ" khiến áp lực vào lớp 10 thêm khốc liệt.

So sánh giữa số HS ra lớp 9 và chỉ tiêu vào lớp 10, dễ thấy khả năng bị loại khỏi cuộc đua lớp 10 công lập năm nay có tỷ lệ khá lớn. Con số hơn 20.000 HS sẽ... rơi đài khiến phụ huynh lẫn các trường lo lắng, hoang mang.

Trừ hao khi chọn trường

Không chỉ áp lực về tỷ lệ chọi vào công lập, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay diễn ra sớm hơn 10 ngay so với mọi năm. Vì vậy, thời điểm này các trường ra sức ôn tập, tổ chức cho HS kiểm tra thử; giáo viên chủ nhiệm phải so sánh chỉ tiêu, tính toán tỷ lệ chọi để tư vấn cho phụ huynh, HS chọn trường nhằm tránh rủi ro. Giáo viên nhiều trường khẳng định, năm nào cũng tổ chức tư vấn rất kỹ nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng chọn nguyện vọng theo kiểu hên xui. Không ít phụ huynh không lượng đúng sức học của con, cứ thấy học lực ở trường khá liền chọn trường "top", dẫn đến đánh mất cơ hội vào trường công lập phù hợp.

Cô Hoàng Lê An, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) tư vấn:"Căn cứ chính xác nhất để chọn nguyện vọng chính là sức học va kết quả kiểm tra học kỳ lớp 9 của HS. Đề kiểm tra học kỳ thường chỉ ở mức độ căn bản vì kiểm tra HS đại trà, trong khi đề tuyển sinh vào lớp 10 có độ phân hóa cao. Đừng thấy con mình kiểm tra được điểm khá thì chọn trường có điểm chuẩn cao. Phụ huynh nên "trừ hao" từ 1,5-2 điểm ở mỗi môn toán, văn, ngoại ngữ. So sánh tổng điểm của ba môn này với điểm chuẩn hai năm liên tiếp xem có đủ sức vào trường đó hay không. Cùng một trường nhưng điểm chuẩn mỗi năm một khác, phụ huynh không nên chủ quan, vì rất dễ dẫn đến thất bại trong lựa chọn nguyện vọng. Ngoài việc so sánh điểm, phụ huynh nên chú ý chỉ tiêu tuyển sinh của trường đăng ký xem tăng hay giảm, nghe tham vấn của giáo viên bộ môn về sức học thực sự của con em mình. Thêm một yếu tố phụ huynh cần quan tâm là vị trí địa lý của ngôi trường, nên chọn trường gần nhà để thuận tiện đi lại, đảm bảo sức khỏe cho HS.

Giáo viên phân loại HS thành bốn nhóm chính để tư vấn. Cụ thể, HS có học lực giỏi xuất sắc nhiều năm liền thật sự giỏi mới cân nhắc đăng ký vào trường chuyên hoặc những trường có điểm chuẩn "top đầu như THPT Nguyễn Thượng Hiền, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Minh Khai, Gia Định... Nguyện vọng 2 nên chọn những trường có điểm chuẩn thấp hơn hai-ba điểm so với nguyện vọng 1; nguyện vọng 3 thấp hơn nguyện vọng 2 chừng hai-ba điểm. Những em có học lực khá giỏi trở lên có thể nhắm nguyện vọng 1 vào các trường có điểm chuẩn dưới 32 điểm. HS học lực khá nên chọn nguyện vọng 1 vào các trường có điểm chuẩn từ 20-dưới 30. HS trung bình chọn trường dưới 20 điểm..

Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, HS không nên quá hoang mang, lo lắng chuyện thiếu chỗ học. Ngoài hệ thống trường THPT công lập, TP còn có các trường THPT ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuỵên, trường trung học chuyên nghiệp- cao đẳng có chỉ tiêu tuyển sinh rất lớn thu hút đối tượng HS tốt nghiệp THCS Năm nay, những trường này tuyển hơn 40.000 chỉ tiêu, tổng số chỗ học có thể đón nhận HS sau THCS lên đến hơn 100.000 chỉ tiêu. Các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đều có chương trình vừa học văn hóa vừa học nghề, người học có thể theo học, dự thi để nhận bằng tốt nghiệp THPT, vừa lấy bằng nghề...

Để có một suất vào lớp 10 công lập thực tế không dễ. Cuộc đua vào lớp 10 công lập tại TP.HCM đặc biệt là trường "top" đầu và "top" giữa luôn "nóng" bởi HS khá giỏi chiếm đa số.

Gia Tuệ (theo Phụ nữ TP.HCM)

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, từ ngày 2-13/5, các trường THCS hướng dn cho học sinh đăng ký dự thi tuyn sinh vào lớp 10, nộp tại trường THCS nơi học lớp 9. Trong đơn có ghi ba nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên 1,2,3 vào lớp 10 các trường THPT công lập (không bắtbuộc phải ghi đủ ba nguyện vọng nếu thấy không cn thiết). Đến ngày 15/5, Sở sẽ công bố s liệu tổng hợp ban đầu về số học sinh đăng ký dự thi vào từng trường.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc đua vào lớp 10 công lập: Chỉ tiêu tăng nhưng không ... dễ thở