Hãng Reuters cho biết khoản tiền 1,2 nghìn tỉ USD mà ngành công nghiệp ô tô cam kết đầu tư phát triển xe điện (EV) tạo ra cho các đơn vị cung cấp cơ hội vàng giành lấy nhiều hợp đồng cung cấp linh kiện từ pin, động cơ đến bộ biến tần.

Cuộc đua cung cấp linh kiện cho xe điện

Cẩm Bình | 24/01/2023, 14:20

Hãng Reuters cho biết khoản tiền 1,2 nghìn tỉ USD mà ngành công nghiệp ô tô cam kết đầu tư phát triển xe điện (EV) tạo ra cho các đơn vị cung cấp cơ hội vàng giành lấy nhiều hợp đồng cung cấp linh kiện từ pin, động cơ đến bộ biến tần.

Theo Reuters, công ty khởi nghiệp chuyên về pin và lớp phủ bảo vệ linh kiện EV cùng đơn vị cung cấp lâu nay tập trung vào xe đua đều đang cạnh tranh giành hợp đồng xe điện. Xe mà các hãng thiết kế đều tồn tại đến 10 năm nên không ít mẫu xe bán chạy đủ sức tạo ra doanh thu lớn trong thời gian dài.

Thế hệ EV tiếp theo dự kiến ra mắt vào khoảng năm 2025, các hãng xe từ giờ đã tìm kiếm hợp tác nhằm khắc phục lỗ hổng chuyên môn - đem lại cơ hội cho các đơn vị cung cấp.

Nick Fry - Giám đốc điều hành Công ty công nghệ và cơ khí xe đua F1 McLaren Applied - nhận xét: “Chúng ta quay trở lại thời kỳ của Henry Ford nơi mọi người đều hỏi: “Làm sao chúng ta làm cho xe hoạt động được?”. Đây là cơ hội lớn cho công ty như chúng tôi”.

McLaren Applied thành công sửa đổi bộ biến tần IPG5 dùng cho xe F1 sang dùng cho EV. Bộ biến tần nặng 5,5 kg giúp kiểm soát dòng điện truyền qua pin, cho phép xe điện tăng quãng đường di chuyển thêm hơn 7%. Giám đốc Fry cho biết công ty đang làm việc với khoảng 20 hãng xe và đơn vị cung cấp, IPG5 sẽ được trang bị cho nhiều mẫu EV bán chạy kể từ tháng 1.2025.

cuoc.jpg
Giám đốc Fry giới thiệu bộ biến tần IPG5 - Ảnh: Reuters

Cơ hội cho mọi đơn vị

Các hãng xe tập trung thị trường thường tự phát triển linh kiện lẫn công nghệ EV vì muốn tránh phục thuộc quá nhiều vào đơn vị cung cấp sau khoảng thời gian dài thiếu hụt linh kiện vì đại dịch. Đơn vị cung cấp lâu đời như Bosch hay Continental cũng đầu tư mạnh vào EV cùng công nghệ liên quan để giữ vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp ô tô vốn thay đổi rất nhanh chóng.

Nhưng đơn vị cung cấp nhỏ vẫn còn cơ hội tìm kiếm hợp đồng, đặc biệt từ đơn vị sản xuất quy mô nhỏ không đủ sức đầu tư lớn cho EV hay hãng xe hạng sang muốn có lợi thế cạnh tranh.

Rimac - công ty Croatia sản xuất siêu xe điện nhưng cũng cung cấp hệ thống pin và linh kiện hệ thống truyền động cho các hãng xe khác - cho biết một hãng xe Đức (không tiết lộ danh tính) sẽ dùng pin của họ trên một mẫu EV hiệu suất cao kể từ năm nay.

Theo Giám đốc điều hành Mate Rimac: “Nếu họ tạo ra pin 100 kilowatt giờ thì chúng tôi phải tạo ra pin 130 kilowatt với cùng kích thước và cùng chi phí. Như vậy họ sẽ hợp tác với chúng tôi”.

Một số đơn vị cung cấp như Actnano may mắn thiết lập được quan hệ hợp tác với hãng EV tiên phong Tesla từ lâu. Công ty vốn tập trung phát triển lớp phủ bảo vệ xe điện khỏi tình trạng ngưng tụ hơi nước, nhưng nay mở rộng hoạt động sang cả hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến (ADAS) cũng như hợp tác với các hãng xe khác như Volvo, Ford, BMW, Porsche.

Công ty khởi nghiệp CelLink phát triển dây điện tự động dễ lắp đặt thay thế loại truyền thống. Giám đốc điều hành Kevin Coakley tuyên bố sản phẩm của họ đã được sử dụng trên khoảng 1 triệu EV, công ty đang hợp tác với vài hãng xe Mỹ và châu Âu cùng một đơn vị sản xuất pin ở lục địa già.

Công ty Swindon Powertrain chuyên phát triển động cơ xe thể theo từ năm 1971 nay lấn sân sang phát triển pin, hệ thống truyền động điện, trục điện tử. Họ thiết lập được quan hệ hợp tác với khoảng 20 khách hàng là hãng xe hoặc đơn vị chế tạo máy bay cất hạ cánh thẳng đứng.

Cơ hội vàng sẽ không tồn tại lâu. Giám đốc Rimac nói: “Các hãng xe lớn 3 năm qua cạnh tranh tung ra xe điện và giờ đây phần lớn đều đã có chiến lược phù hợp. Với những đơn vị chưa giành được hợp đồng, tôi không nghĩ cơ hội còn mở ra với họ”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc đua cung cấp linh kiện cho xe điện