Công nghệ tài chính (fintech) bùng nổ mạnh mẽ tại châu Á tạo nên cuộc cạnh tranh tuyển dụng nhân tài vô cùng khốc liệt.

Cuộc chiến săn nhân tài công nghệ tài chính ở Việt Nam và 4 nước Đông Nam Á

Cẩm Bình | 11/12/2021, 08:27

Công nghệ tài chính (fintech) bùng nổ mạnh mẽ tại châu Á tạo nên cuộc cạnh tranh tuyển dụng nhân tài vô cùng khốc liệt.

Hoạt động kinh doanh của Chonladet Khemarattana đang phát triển, nhưng số lượng nhân viên khó lòng đáp ứng. Giống như nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính khác ở Thái Lan, công ty môi giới chứng khoán kỹ thuật số do Chonladet Khemarattanasáng lập năm 2017 hiện có hơn 20 vị trí cần người, từ kỹ sư phần mềm đến nhà phân tích đầu tư.

Chonladet Khemarattana, người đứng đầu Hiệp hội Công nghệ tài chính Thái Lan, cho biết: “Có tình trạng thiếu hụt kỹ sư phần mềm, đặc biệt nếu bạn muốn tuyển lao động nói tiếng Anh”. Ông ước tính một sinh viên ngành khoa học máy tính tốt nghiệp đại học hàng đầu đất nước có thể nhận được mức lương khởi điểm từ 50.000 đến 60.000 baht (1.480 USD đến 1.780 USD) mỗi tháng.

Dù cao gấp đôi mức khoảng 27.800 baht dành cho lao động là chuyên gia trong năm 2021, mức lương trên vẫn còn có thể tăng hơn nữa vì ngân hàng truyền thống đẩy mạnh số hóa dịch vụ và ngày càng nhiều đơn vị tham gia thị trường công nghệ tài chính.

“Rất khó giữ chân nhân tài vì các ngân hàng lớn cùng công ty lớn nước ngoài cướp họ đi”, ông Chonladet Khemarattana nhận xét.

Đông Nam Á đang chứng kiến cơ sở tuyển dụng người cho loạt công việc chẳng hề tồn tại trong thập kỷ trước. Trung tâm công nghệ tài chính mới nổi Singapore ghi nhận tỷ lệ vị trí trống trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và công nghệ lên đến 7%. Nhu cầu lao động chuyên môn cao lĩnh vực này chắc chắn tiếp tục tăng với 73% số công ty mà Hiệp hội Công nghệ tài chính Singapore khảo sát hy vọng mức tăng số nhân viên đạt 2 con số trong 2 năm tới.

Công việc có nhu cầu cao là người phát triển ứng và phần mềm (được gọi là “phù thủy công nghệ”) cùng “nhà truyền bá thương mại” có kinh nghiệm tiếp thị sản phẩm công nghệ tài chính.

Theo dữ liệu từ công ty tuyển dụng Michael Page, khi các hãng công nghệ lớn toàn cầu, “kỳ lân” châu Á cùng hàng loạt công ty khởi nghiệp địa phương cạnh tranh nhau để săn nhân tài, lao động muốn chuyển việc ở Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam có thể đòi hỏi tăng từ 15 đến 20% lương.

“Hầu hết chuyên gia công nghệ tài chính chuyên nghiệp thường có thời gian làm việc chưa tới 5 năm, phần lớn rời đi sau 1 - 2 năm, hơn 1/3 chuyện việc sau 3 - 5 năm”, ông Nesan Govender, Giám đốc quản lý nhân tài và tổ chức thuộc công ty tư vấn Accenture Southeast Asia, cho biết.

cafin.jpg
Mức tăng lương của lao động ngành dịch vụ tài chính, công nghệ, y tế trong năm 2021 ở 5 nước Đông Nam Á - Ảnh: Michael Page

Khảo sát mà Accenture Southeast Asia hợp tác cùng Hiệp hội Công nghệ tài chính Singapore thực hiện chỉ ra rằng, lao động quyết định rời đi hoặc gia nhập một công ty nào đó đều vì cùng một lý do: Phát triển sự nghiệp cùng kỹ năng.

Sắp xếp công việc linh hoạt cũng thuộc nhóm yếu tố người lao động ưu tiên cân nhắc. Xu hướng làm việc từ xa thời đại dịch tạo ra cơ hội tuyển dụng xuyên biên giới, đẩy nhanh tốc độ “chảy máu chất xám” ở công ty địa phương.

Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ tài chính Malaysia - Karen Puah cho biết: “Nhiều nhân tài của chúng tôi đã đến Singapore nơi trả mức lương cao hơn Malaysia gấp 3 lần”.

Malaysia bị ảnh hưởng nặng nề khi công ty công nghệ Grab chọn Singapore đặt trụ sở với 3.000 nhân viên năm 2019, nhưng văn phòng Grab tại Malaysia vẫn có hơn 1.000 nhân viên.

Xu hướng tuyển dụng tại 5 quốc gia (Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) mà Michael Page theo dõi cho thấy, lĩnh vực công nghệ tài chính đủ lớn để mỗi vị trí tuyển dụng thêm người. Không phải tất cả vị trí đều cần dùng người tại chỗ.

Chẳng hạn ở Singapore, kỹ sư phần mềm và quản lý doanh nghiệp có thể tuyển lao động tại chỗ, trong khi người phụ trách lập trình, dữ liệu, quản trị có thể tuyển bên ngoài.

Paul Cooper, Giám đốc quản lý của Michael Page, cũng nhấn mạnh ngoài tuyển thêm lao động, duy trì đào tạo lao động hiện có để họ đảm nhiệm được vai trò mới (như thiết kế giao diện người dùng, tương tác khách hàng) cũng quan trọng không kém. Chỉ tuyển dụng ứng viên phù hợp là không đủ.

Bài liên quan
Bộ Tư pháp Mỹ: Google phải bán Chrome để khôi phục sự cạnh tranh trong tìm kiếm trực tuyến
Google phải bán trình duyệt Chrome, chia sẻ dữ liệu và kết quả tìm kiếm với các đối thủ cạnh tranh và thực hiện các biện pháp khác, gồm cả việc có thể bán Android, để chấm dứt tình trạng độc quyền của mình trong tìm kiếm trực tuyến, các công tố viên trình bày với một thẩm phán hôm 20.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc chiến săn nhân tài công nghệ tài chính ở Việt Nam và 4 nước Đông Nam Á