Các nguồn thạo tin cho Reuters biết, kế hoạch của SK Hynix (Hàn Quốc) nhằm đại tu một cơ sở khổng lồ ở Trung Quốc để có thể sản xuất chip nhớ hiệu quả hơn đang gặp nguy hiểm vì các quan chức Mỹ không muốn thiết bị tiên tiến được sử dụng trong quá trình này nhập vào Trung Quốc.

Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung làm nhà cung cấp chip nhớ lớn thứ 2 thế giới của Hàn Quốc khóc hận

Sơn Vân | 18/11/2021, 12:42

Các nguồn thạo tin cho Reuters biết, kế hoạch của SK Hynix (Hàn Quốc) nhằm đại tu một cơ sở khổng lồ ở Trung Quốc để có thể sản xuất chip nhớ hiệu quả hơn đang gặp nguy hiểm vì các quan chức Mỹ không muốn thiết bị tiên tiến được sử dụng trong quá trình này nhập vào Trung Quốc.

Sự thất bại tiềm tàng có thể khiến SK Hynix, một trong những nhà cung cấp chip nhớ DRAM lớn nhất thế giới từ smartphone đến trung tâm dữ liệu, trở thành nạn nhân tiếp theo của cuộc chiến địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.

Về kế hoạch mới, SK Hynix định nâng cấp một cơ sở sản xuất hàng loạt ở thành phố Vô Tích, Trung Quốc, với một số máy in thạch bản cực tím (EUV) sản xuất chip mới nhất do công ty ASML (Hà Lan) chế tạo, theo ba người có kiến ​​thức về vấn đề này.

Mỹ trước đây phản đối với lý do rằng việc vận chuyển các công cụ tiên tiến như vậy cho Trung Quốc có thể được sử dụng để tăng cường sức mạnh cho quân đội nước này.

Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng từ chối bình luận cụ thể về vấn đề liệu các quan chức Mỹ có cho phép SK Hynix đưa các công cụ của EUV đến Trung Quốc hay không.

Thế nhưng, quan chức này nói với Reuters rằng chính quyền Biden vẫn tập trung vào việc ngăn chặn Trung Quốc sử dụng các công nghệ của Mỹ và đồng minh để phát triển sản xuất chất bán dẫn hiện đại giúp Trung Quốc hiện đại hóa quân đội.

Nhà máy Vô Tích đóng vai trò quan trọng với ngành công nghiệp điện tử toàn cầu vì sản xuất khoảng một nửa số chip DRAM của SK Hynix, chiếm 15% tổng số chip toàn cầu. Bất kỳ thay đổi lớn nào cũng có thể có tác động đến thị trường bộ nhớ toàn cầu, nơi công ty phân tích IDC cho biết nhu cầu đang tăng ở mức 19% chỉ trong năm 2021.

Khi các kiểu chip mới hơn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong sản xuất của SK Hynix trong 2-3 năm nữa, công ty sẽ cần các máy EUV để kiểm soát chi phí và tăng tốc sản xuất. Một nguồn tin am hiểu về hoạt động của công ty Hàn Quốc tại Trung Quốc tiết lộ điều này.

Mức độ của những mối quan tâm bên trong SK Hynix chưa được báo cáo trước đây. Nếu tình hình không được giải quyết vài năm tới, SK Hynix có thể gặp bất lợi trước các đối thủ như Samsung Electronics (nhà sản xuất chip nhớ số 1 thế giới) và Micron Technology (Mỹ), hai công ty lớn khác trên thị trường DRAM.

Cả Samsung Electronics và Micron Technology cũng đang chuyển sang dùng máy EUV của ASML nhưng không sử dụng tại các nhà máy mà máy này gặp phải các hạn chế xuất khẩu.

Câu hỏi về các máy ASML khiến SK Hynix lo ngại đến mức Giám đốc điều hành Lee Seok-hee đã nêu vấn đề này với các quan chức Mỹ trong chuyến thăm tới Washington vào tháng 7.2021.

SK Hynix từ chối bình luận về vấn đề này, đồng thời nói thêm rằng công ty hoạt động linh hoạt theo nhiều môi trường thị trường khác nhau và đang cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu của thị trường, khách hàng mà không gặp vấn đề gì.

cuoc-chien-cong-nghe-my-trung-khien-nha-cung-cap-chip-nho-lon-thu-2-the-gioi-khoc-han.jpg
SK Hynix là nhà cung cấp chip nhớ lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Samsung Electronics.

Chính quyền Trump đã thành công trong một chiến dịch ngăn chặn việc bán công nghệ của ASML cho SMIC (nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất Trung Quốc) được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, vận động chính phủ Hà Lan cùng các quan chức Nhà Trắng chia sẻ một báo cáo tình báo mật với Thủ tướng nước này - Mark Rutte.

Người phát ngôn ASML nói rằng công ty tuân thủ tất cả các luật kiểm soát xuất khẩu và xem chúng như "công cụ hợp lệ" để các chính phủ đảm bảo an ninh quốc gia. Thế nhưng, ASML nói việc lạm dụng các biện pháp kiểm soát đó "có thể ảnh hưởng đến năng lực sản xuất cần thiết để đón đầu nhu cầu ngày càng tăng của chất bán dẫn".

"Có khả năng việc sử dụng rộng rãi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về chuỗi cung ứng vi mạch, vốn đã là mối quan tâm lớn của các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới vì tác động lan tỏa đến các ngành công nghiệp khác, chẳng hạn như ngành công nghiệp ô tô", người phát ngôn ASML tuyên bố.

Các nhà phân tích không tin rằng quan chức Mỹ sẽ xem những nỗ lực của SK Hynix trong việc đưa một công cụ EUV khác vào Trung Quốc với những nỗ lực trước đó của các công ty nước này.

"Họ thực sự bị kẹt giữa một tảng đá của Trung Quốc và một điểm khó của Mỹ", Dan Hutcheson, Giám đốc điều hành VLSIresearch cho biết, nói thêm rằng các quy tắc có thể sẽ áp dụng cho bất kỳ hoạt động sản xuất chip nào ở Trung Quốc, được kiểm soát ở nước ngoài hoặc trong nước.

Bất cứ ai đặt một công cụ EUV ở Trung Quốc đều mang lại cho nước này khả năng. Khi máy ở đó, bạn không biết nó sẽ đi về đâu sau đó. Người Trung Quốc luôn có thể nắm bắt nó hoặc làm bất cứ điều gì họ muốn", ông cho hay.

Bài liên quan
Dòng iPhone 13 có chip A15 Bionic nhanh hơn tuyên bố của chính Apple, tản nhiệt hạn chế
Chip A15 Bionic của Apple được cho là nhanh hơn 62% so với đối thủ Qualcomm Snapdragon 888 theo bài kiểm tra độc lập đo lường các thông số như hiệu năng và cải tiến đồ họa. Đây là mức tăng 12% so với tuyên bố của chính Apple về việc A15 nhanh hơn đối thủ 50%.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung làm nhà cung cấp chip nhớ lớn thứ 2 thế giới của Hàn Quốc khóc hận