Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn, tuy nhiên, việc cúng kiếng không nhất thiết phải “mâm cao cỗ đầy” mà chính là lòng thành của mỗi con người.

Cúng Rằm tháng 7, cúng đúng ngày chưa chắc đã tốt?

17/08/2016, 11:24

Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn, tuy nhiên, việc cúng kiếng không nhất thiết phải “mâm cao cỗ đầy” mà chính là lòng thành của mỗi con người.

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn hay tháng ma quỷ. Vào thời điểm này, Diêm Vương mở cửa cho các vong hồn được tự do đi lại nơi trần thế, đây vốn là những vong hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, chết đường chết chợ, không nơi nương tựa, không tìm được hướng về với gia đình.

Cũng vào thời điểm tháng 7 này, theo đạo Phật, đây là tháng Vu Lan báo hiếu, gắn liền với chuyện của Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ diễn ra từ thời Đức Phật còn tại thế.

Chính vì thế, Rằm tháng 7 được xem là một dịp lễ quan trọng, các gia đình người Việt thể hiện lòng thành kính lên đức Phật, các chư vị thần linh; báo hiếu gia tiên và đồng thời phát lộc cho các vong hồn được xá tội.

Đối với người theo đạo Phật, Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn, tuy nhiên, việc cúng kiếng không nhất thiết phải “mâm cao cỗ đầy” mà chính là lòng thành của mỗi con người.

Cúng đức Phật và bàn thờ tổ tiên

Thông thường, các gia đình sẽ chọn đúng ngày Rằm (14 hoặc 15 tháng 7 Âm lịch). Nhưng theo quan niệm của nhiều chuyên gia, cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 (âm lịch) mới là tốt nhất, bởi thời gian mở cửa địa ngục là từ ngày mồng 2 đến 11g đêm 14 tháng 7. Qua thời khắc đó, việc cúng cô hồn không còn "thiêng" nữa bởi tất cả họ đã trở lại cõi âm và Diêm Vương đã đóng cửa ngục.

Theo tục lệ, ngày cúng rằm tháng 7 hợp lý nhất được cho là từ ngày mồng 7 đến 14 trong tháng. Nhưng hiện nay, do công việc bận rộn, một số gia đình chọn một ngày nghỉ trong khoảng nửa đầu của tháng để tiện cho việc sắp xếp và cúng kiếng.

Lễ cúng cô hồn, ma quỷ khác với mục đích của lễ cúng bàn thờ tổ tiên báo hiếu, tuy nhiên lại được tổ chức trong cùng một ngày nên nhiều người không phân biệt rõ, tên gọi nhiều khi không nắm được hết ý nghĩa, thường nhầm tưởng là một.

Lễ cúng cô hồn là giúp cho những vong hồn còn vảng vất nơi dương gian sớm được siêu thoát, không quấy nhiễu công việc và cuộc sống của những người con sống. Lễ cúng bàn thờ tổ tiên là để bày tỏ lòng thành kính lên các bậc cha mẹ nhiều kiếp được siêu thoát, có cuộc sống yên ổn, sung sướng, không đày ải khổ đau.

Một bên là bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng, một bên là báo hiếu, tính chất của 2 lễ cúng khác nhau, bởi vậy nên mâm lễ cúng cũng khác nhau và có nhiều điều cần lưu ý.

Đối với mâm lễ cúng Đức Phật, chủ yếu là đồ chay hoặc mâm ngũ quả, không bày đồ ăn mặn. Mâm cúng Đức Phật nên làm thực hiện vào ban ngày. Khi cúng nên đọc khóa kinh Vu Lan để hiểu rõ hơn về ngày báo hiếu, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.

Đối với mâm lễ cúng tạ ơn chư vị thần linh và gia tiên, các gia đình chuẩn bị đồ cúng tùy tâm, có thể là đồ chay hay đồ mặn đều được, hoặc kết hợp cả hai, và tốt nhất cũng là cúng vào ban ngày.

Cúng cô hồn tốt nhất vào lúc chiều tối

Lễ cúng cô hồn, ma quỷ nên thực hiện vào lúc xẩm tối. Bởi theo quan niệm dân gian, ánh sáng ban ngày rất mạnh mà các vong hồn thì yếu ớt, không thể lấy được thức ăn mà cứ vất vưởng, quấy nhiễu. Thời điểm xẩm tối là lúc thích hợp để bố thí cho chúng sinh, xua đuổi oan hồn để chúng không làm phiền các gia đình.

Mâm cỗ cúng cô hồn thường được đặt ngoài sân, nên cúng đồ chay để không phát sinh thêm lòng tham của vong hồn.

Mâm cúng thường gồm tiền lẻ, cháo trắng, chè trắng, xôi trắng nắm thành những nắm nhỏ, càng nhiều càng tốt để chúng không tranh cướp nhau, ngoài ra còn có ngô, khoai, sắn, lạc, hoa quả, bỏng, bim bim, và đặc biệt đừng quên một bát gạo trộn muối để rắc cuối buổi cúng, lưu ý bạn phải rắc về tứ phương tám hướng, tránh rắc vào trong nhà kẻo đưa oan hồn vào tư gia quấy phá, đây cũng là một hình thức để tiễn người âm đi.

Đối với vàng mã cúng chúng sinh nên khiêm tốn, mỗi thứ 1 ít, nhỏ bé thôi, nhiều nhưng phải giống nhau để tránh sự tranh giành. Và trong lễ cúng này, cháo trắng là món không thể thiếu, vì người tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Đại kị đổ vỡ và động chân hương khi dọn bàn thờ

Được coi là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong năm, việc cúng rằm tháng 7 cũng diễn ra cầu kỳ và được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn hẳn các tháng khác. Không ít người cũng nhân dịp này để lau dọn bàn thờ, thậm chí còn tỉa chân hương hay thay bát hương như lễ cúng ông Công ông Táo cuối năm.

Tuy nhiên, theo Ths.KTS Nguyễn Đức Hiếu - Văn phòng Tư vấn Đại học Kiến trúc Hà Nội chia sẻ trên Khám phá: "Tháng cô hồn, khi sắp đồ trên bàn thờ nên tuyệt đối tránh động chân hương, hạn chế rụng tàn (sẽ tán lộc) của gia chủ. Những điều này thường được quan niệm là đại kỵ. Chúng ta chỉ nên dùng khăn sạch bao sái các đồ vật trên ban thờ bằng rượu gừng hoặc nước ngũ vị để nguội mà không xê dịch, xoay chiều hay nâng bát hương lên khỏi bàn thờ. Và không chỉ riêng tháng này mà tất cả các tháng trong năm đều nên kiêng động chân hương, ngoại trừ lễ cúng ông Công ông Táo vào dịp cuối năm".

Theo Khám phá

Minh An (Tổng hợp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cúng Rằm tháng 7, cúng đúng ngày chưa chắc đã tốt?