Cẩm nang chuyển đổi số ra đời với sứ mệnh thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi nhận thức về sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số trong xã hội với mong muốn đưa đến người đọc những điều quan trọng và thiết yếu về chuyển đổi số.

'Cục Tin học hóa phối hợp cùng doanh nghiệp phủ sóng internet miễn phí ở các xã'

Thu Anh | 18/09/2020, 17:57

Cẩm nang chuyển đổi số ra đời với sứ mệnh thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi nhận thức về sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số trong xã hội với mong muốn đưa đến người đọc những điều quan trọng và thiết yếu về chuyển đổi số.

Chiều 18.9 tại Hà Nội, Bộ TT-TT đã tổ chức lễ ra mắt Cẩm nang chuyển đổi số. Theo ông Nguyễn Huy Dũng - Cục trưởng Cục Tin học, Cẩm nang là tài liệu miễn phí dành cho mọi người và được cung cấp phiên bản điện tử tại địa chỉ https://dx.mic.gov.vn.

Cẩm nang chuyển đổi số có nhiều tầng nấc tri thức phục vụ nhu cầu tìm hiểu từ nông đến sâu của người đọc,mang đến cho người đọc các câu chuyện về chuyển đổi số từ khắp nơi trên thế giới.

Cục trưởng Cục Tin học hóa cũng cho biết Cẩm nang chuyển đổi sốgồm hơn 20 câu hỏi lớn và 100 câu hỏi nhỏ, ghi tóm lược những điều quan trọng và thiết yếu của chuyển đổi số, được trình bày một cách ngắn gọn, súc tích, trong sáng để đảm bảo mọi người dễ đọc, dễ hiểu và cảm thấy thú vị.

Nội dung cẩm nang được cấu trúc thành 4 phần chính, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm Cẩm nang cơ bản, Cẩm nang cho người dân, Cẩm nang cho doanh nghiệp, Cẩm nang cho cơ quan nhà nước. Trong đó, cuốn Cẩm nang nhấn mạnh: “Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện. Với một tổ chức, vì là sự thay đổi nên trước tiên đó là việc của lãnh đạo, của người đứng đầu… Vì là tổng thể và toàn diện nên đó là việc của tất cả mọi thành viên trong tổ chức”.

Bên cạnh đó, cuốn Cẩm nang cũng giải thích và nêu ra cách hiểu đúng về Make in VietNam– đó là thiết kế tại Việt Nam, làm ra sản phẩm tại Việt Nam. Kêu gọi chuyển từ lắp ráp, gia công sang làm sản phẩm Việt Nam. Không làm sản phẩm Việt Nam thì không hùng cường và thịnh vượng được.

“Việt Nam đã có thiết bị 5G Việt Nam, có mạng xã hội Việt Nam, có sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam và rất nhiều phần mềm Việt Nam. Để thúc đẩy Make in VietNam, Nhà nước, doanh nghiệp, người dân hãy đẩy các bài toán, các vấn đề của đất nước, của xã hội tới cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt để họ giải quyết”, câu trả lời nằm trong cuốn Cẩm nang chuyển đổi số. Đặc biệt, trong phần Cẩm nang dành cho người dâncũng nhấn mạnh tới việc chuyển đổi số lấyngười dân là trung tâm, trang bị phương tiện cho người dân, thông qua việc phổ cập điện thoạithông minh, “mỗi hộ dân một điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường cáp quang”.

Chuyển đổi số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, qua đó giúp thu hẹp khoảng cách số thông qua việc phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số…

Để cẩm nang đến được với nhiều người hơn nữa, nhất là người ở những địa bàn chưa có internet, chưa có điện thoại thông minh, Cục Tin học hóa sẽ sử dụng nền tảng chuyển đổi từ nội dung bằng chữ sang giọng nói để các địa phương có thể phát cẩm nang qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở.

Ngoài ra, trong những xã mà Cục Tin học hóa đang thí điểm chuyển đổi số,Cục sẽ phối hợp cùng doanh nghiệp viễn thông phủ sóng internet miễn phí ởxã chưa có internet,từ đó giúp người ở đótiếp cận thông tin, tri thức thuận tiện hơn.

Thu Anh
Bài liên quan
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Cục Tin học hóa phối hợp cùng doanh nghiệp phủ sóng internet miễn phí ở các xã'