Viện nghiên cứu Phát triển kinh tế thuộc đại học Liên hợp Quốc (UNU-WIDER) cảnh báo tác hại kinh tế gây ra bởi đại dịch COVID-19 có thể khiến thêm 395 triệu người lâm vào tình trạng nghèo khổ cùng cực, tăng tổng số người sống dưới mức thu nhập dưới 1,9 USD/ngày trên toàn thế giới lên hơn 1 tỷ.

COVID-19 đẩy cả tỷ người vào cảnh nghèo túng

14/06/2020, 07:44

Viện nghiên cứu Phát triển kinh tế thuộc đại học Liên hợp Quốc (UNU-WIDER) cảnh báo tác hại kinh tế gây ra bởi đại dịch COVID-19 có thể khiến thêm 395 triệu người lâm vào tình trạng nghèo khổ cùng cực, tăng tổng số người sống dưới mức thu nhập dưới 1,9 USD/ngày trên toàn thế giới lên hơn 1 tỷ.

Đại dịch COVID-19 là cú sốc lớn với người nghèo - Ảnh: Channel News Asia

UNU-WIDER xem xét đến các mức nghèo do Ngân hàng Thế giới (WB) đặt ra – từ cực kỳ nghèo khổ (thu nhập dưới 1,9 USD/ngày) đến nghèo (dưới 5,5 USD/ngày).

Theo kịch bản tệ nhất là thu nhập hoặc tiêu dùng bình quân đầu người giảm 20%, số người sống trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ sẽ tăng lên 1,12 tỷ. Nếu nhóm dân số ngưỡng 5,5 USD/ngày ở những quốc gia thu nhập trung bình cao chịu mức giảm tương tự thì hơn 3,7 tỷ người - tương đương hơn một nửa dân số thế giới - sống dưới mức nghèo này.

Nhà kinh tế học Andy Sumner thuộc UNU-WIDER đánh giá: “Triển vọng có vẻ ảm đạm trừ phi các chính phủ hành động nhiều và nhanh chóng hơn để bù đắp thu nhập mà người nghèo mất đi mỗi ngày. Quá trình giảm nghèo nhiều khả năng chậm lại 20 - 30 năm, biến mục tiêu chấm dứt nghèo đói của Liên hợp quốc thành giấc mơ xa vời”.

Nam Á dự kiến có số người rơi vào tình trạng cực kỳ nghèo khổ nhiều nhất thế giới - Ảnh: Amnesty International

Đội ngũ nhà khoa học đại học King (Luân Đôn) cùng đại học quốc gia Úc cũng phát hiện nghèo đói sẽ thay đổi về phân bố địa lý. Khu vực dự kiến có số người rơi vào tình trạng cực kỳ nghèo khổ là Nam Á – chủ yếu bởi quốc gia đông dân Ấn Độ. Ngay sau là khu vực châu Phi cận Sahara với nguy cơ tăng đến 1/3.

Đầu tuần qua, WB dự báo khoảng 70 - 100 triệu người bị đẩy vào cảnh cực kỳ nghèo khổ bởi đại dịch COVID-19.

Cẩm Bình (theo Channel News Asia)

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
COVID-19 đẩy cả tỷ người vào cảnh nghèo túng