Giữ cho ngôi nhà luôn thoáng đãng, sách sẽ, ngăn nắp là một trong những biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của ngành y tế.

Công nghệ trong những ngôi nhà thời COVID

Theo Kiến trúc & Đời sống | 04/07/2021, 12:47

Giữ cho ngôi nhà luôn thoáng đãng, sách sẽ, ngăn nắp là một trong những biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của ngành y tế.

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát và lan rộng đã có những tác động lớn đến xã hội. Với rất nhiều người, là sự đảo lộn, xáo trộn trong sự sinh hoạt, ăn ở và làm việc, học tập. Nhiều người ở nhà làm việc, học tập online, tất cả trông vào đường truyền internet và những thiết bị công nghệ. Ngôi nhà thường là nơi ra đi buổi sáng và trở về cuối ngày lại thành gắn bó cả ngày, dài ngày với nhiều thành viên trong cùng một lúc. Và vì thế, đã có những ngỡ ngàng, bối rối trong ngôi nhà của mình ở hoàn cảnh ấy.

Bối rối trong ngôi nhà của mình

Khuyến cáo của cơ quan y tế là để ngôi nhà luôn thoáng đãng, nhưng đâu có dễ khi mở cửa đồng nghĩa với việc đón khói bụi, tiếng ồn vào nhà đối với những ngôi nhà phố; bình thường một chút thì không sao, nhưng khi ở nhà cả ngày thì đó là vấn đề nan giải.

Nhà trong ngõ yên tĩnh hơn, nhưng kéo rèm lên cho sáng thì lại bị hàng xóm nhòm sang vì nhà sát nhau… Rồi nhiều người ở nhà cả ngày cũng phát sinh nhiều chuyện, phát sinh mâu thuẫn. Từ chuyện ra đụng vào chạm, chuyện đi chợ ăn uống, chuyện tranh nhau cái… toilet; cho đến làm phiền nhau khi học tập, làm việc khi thời gian biểu chênh nhau…

Tù túng, bí bách, ngột ngạt là cảm giác chung của nhiều người khi sống trong hoàn cảnh ấy. Cứ đi loanh quanh trong nhà, dòm trân trân vào màn hình máy tính, điện thoại mãi cũng phát chán. Rồi tự nhiên lại nhận thấy không có gì để giải trí, thấy ngôi nhà mình thiếu thiếu, không đủ đầy.

Gần nhau thì cũng tốt, nhưng gần quá và kéo dài quá lại phản tác dụng. Mỗi người có một nhu cầu riêng, sở thích riêng và việc làm thỏa mãn nhau đôi khi rất khó. Ngôi nhà không chỉ là nơi trở về ngủ nghỉ, ăn uống như thông thường nữa. Nó vừa là văn phòng, vừa là lớp học, là nơi tập thể dục, là “chỗ cà phê” của người lớn, là sân chơi của trẻ nhỏ - tất nhiên với hình thái vô cùng khác thông thường. Vậy nên nhiều người thấy bối rối trong ngôi nhà của mình cũng là điều dễ hiểu.

Con người là động vật rất biết thích nghi với hoàn cảnh. Và với Covid cũng vậy thôi. Đã gần hai năm trôi qua, mọi thứ không còn là mới nữa. Mọi người đã dần quen với hoàn cảnh mới, trạng thái mới; tỉnh táo trước mọi biến động có ảnh hưởng tiêu cực để chống chọi, đề kháng, và thiết lập một điều kiện sống mới tốt hơn.

Nhiều gia đình đã có những thay đổi cùng ngôi nhà của mình để thích nghi với hoàn cảnh sống đó. Ví như việc vệ sinh nhà cửa thường xuyên, vứt bỏ những thứ đồ đạc cũ không cần thiết; đi chợ và nấu ăn một cách hợp lý, khoa học, vệ sinh; sinh hoạt điều độ, chăm tập thể dục…

Có nhà tranh thủ lúc dịch bệnh không căng thẳng đã cải tạo ngôi nhà theo hướng tích cực và tiện ích, như sơn tường nội thất màu sáng, dùng rèm hai lớp để linh hoạt trong sử dụng; bảo dưỡng các hệ thống kỹ thuật, thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu… để đảm bảo ngôi nhà là một “cái máy” vận hành trơn tru, hoàn hảo trong điều kiện dịch bệnh diễn biến xấu hơn mà nhiều dịch vụ có thể sẽ bị ngưng hoạt động. Và nhiều người cũng không quên mua những cuốn sách hay, bổ ích để đọc trong những ngày “cấm túc” ở nhà; bên cạnh việc mua, dự trữ thuốc và các chế phẩm khử khuẩn, sát khuẩn cần thiết.

nha1.jpg

Các nhà khoa học trên thế giới luôn không ngừng nghiên cứu, phát minh ra những tiện ích phục vụ đời sống của con người đặc biệt là các nghiên cứu cho việc phòng chống lại các loại virus, vi khuẩn.

Chính quyền và các cơ quan y tế đang nỗ lực hết sức trong cơn đại dịch này. Chính quyền và cơ quan y tế có nhiều khuyến cáo để giữ gìn sức khỏe và tránh lây lan dịch bệnh, nhưng những cơ quan này không khuyến cáo phải sống như thế nào. Mọi thứ cứ đến một cách tự nhiên, với mỗi người, với mỗi nhà, với mỗi hoàn cảnh. Tất cả chuyển động một cách hài hòa, hợp lý và logic.

Mỗi ngôi nhà chính là một thành trì chống dịch và tất cả mọi người đều có trách nhiệm đối với xã hội. Tin rằng, rồi sẽ có những loại vacine hữu hiệu để đẩy lùi dịch bệnh, và cuộc sống, xã hội sẽ trở lại bình thường. Khi đó, những sự thay đổi như đã nói, những mâu thuẫn hay bối rối đã từng có sẽ trở thành những kỷ niệm không quên trong cuộc đời, của mỗi con người, vào những năm 20 của thế kỷ XXI.

Công nghệ tiếp sức phòng chống dịch bệnh

Trong khi các phòng lab trên khắp thế giới vẫn đang miệt mài nghiên cứu vacine chống Covid và đã có nhiều lô hàng thành phẩm đến với những người dân; thì các hãng công nghệ cũng liên tục đưa ra những sản phẩm phục vụ con người trong điều kiện, hoàn cảnh mới. Khi mà yếu tố sạch sẽ, vệ sinh trở nên cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa thì người tiêu dùng sẽ nhìn qua lăng kính đó. Và với nhu cầu thực tế ấy, nhiều sản phẩm công nghệ đã ra đời, tiếp sức phòng chống dịch bệnh.

Bên cạnh những sản phẩm dung dịch, dung môi kháng khuẩn, các sản phẩm tẩy rửa gia dụng thì đặc tính kháng khuẩn đã được tích hợp vào nhiều thứ, từ đồ nội thất, tủ đựng quần áo tới các thiết bị cá nhân hay vật liệu xây dựng - như sơn tường. Một hãng công nghệ hàng đầu thế giới của Hàn Quốc đã trình làng một thiết bị sử dụng hơi nước ở nhiệt độ cao để chăm sóc quần áo và loại bỏ vi khuẩn khỏi vải.

Một hãng đồ gia dụng của Italy nổi tiếng với sản phẩm máy giặt đã thêm “chu trình làm vệ sinh” vào máy giặt của mình để loại bỏ 99,9% ba loại vi khuẩn phổ biến trong gia đình mà nhà sản xuất tuyên bố có thể vẫn còn ẩn náu trong quần áo được giặt bằng máy thông thường. Một hãng khác của Hàn Quốc đang nghiên cứu và phát triển một loại robot tự động, có khả năng làm sạch và khử khuẩn ở các bề mặt có đông người qua lại để giảm tiếp xúc với vi khuẩn và vi trùng gây hại.

Trong bối cảnh chung ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các đô thị lớn; thì sản phẩm máy lọc không khí là một nhân tố quan trọng để làm sạch môi trường không khí trong phạm vi nhà ở gia đình. Nếu trước kia, các hệ thống và thiết bị lọc không khí chỉ có tác dụng với nấm mốc, bụi, thì giờ đây, chúng phải hiệu quả với các virus siêu nhỏ, có khả năng lây nhiễm. Bên cạnh yếu tố kỹ thuật, các nhà khoa học và các nhà thiết kế đang nghiên cứu để thiết bị này trở thành một thứ đồ nội thất thông minh gắn với ngôi nhà, không còn là máy móc thuần túy nữa. Các chuyên gia dự báo rằng máy lọc không khí sẽ trở thành một thiết bị quan trọng trong gia đình, phổ biến và không còn là đồ xa xỉ nữa.

nha2.jpg

Giữ cho ngôi nhà luôn thoáng đãng, sách sẽ, ngăn nắp là một trong những biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của ngành y tế.

Còn có rất nhiều những sáng chế công nghệ giúp cho môi trường sống vệ sinh, an toàn hơn như quạt trần không cánh sử dụng ít năng lượng và khử khuẩn, được thiết kế bởi một trường đại học ở Singapore; hay kệ khử khuẩn được nghiên cứu và phát triển của một hãng gia dụng hàng đầu thế giới đến từ Thụy Điển… Tất cả các sản phẩm này được hiện thực hóa rất nhanh từ phòng thí nghiệm tới sản phẩm thương mại; và sẽ là những sản phẩm công nghệ - gia dụng quen thuộc trong mỗi ngôi nhà, mỗi gia đình trong tương lai gần. Trong bối cảnh thế giới phằng và IOT (Internet kết nối vạn vật) thì dường như không điều gì là không thể.

Với tất cả những điều đó, chúng ta có thể tin rằng thế giới sẽ đẩy lùi COVID-19, và sẽ bình yên!

Bài liên quan
Ông Tập Cận Bình kêu gọi phát triển không gian mạng mang tính 'bao trùm' khi rạn nứt Trung - Mỹ ngày càng lớn
Trong bài phát biểu qua video tại Hội nghị Internet thế giới thường niên, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi phát triển không gian mạng mang tính “bao trùm” khi những rạn nứt giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng lớn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ trong những ngôi nhà thời COVID