Theo một báo cáo xã hội học mới đây, nhìn chung người giàu sẽ có lợi lớn hơn khi công nghệ tự động hóa, trí thông minh nhân tạo phát triển.

Công nghệ phát triển như vũ bão, bất bình đẳng xã hội cũng tăng theo

14/07/2017, 11:49

Theo một báo cáo xã hội học mới đây, nhìn chung người giàu sẽ có lợi lớn hơn khi công nghệ tự động hóa, trí thông minh nhân tạo phát triển.

Tự động hóa lên ngôi sẽ khiến khoảng cách giàu nghèo gia tăng

Hầu hết các chuyên gia kinh tế đều nhận định rằng những tiến bộ trong tự động hóa và trí thông minh nhân tạo của nhân loại sẽ dẫn đến nhiều công việc bị mất đi trong vài thập kỷ tới. Tất nhiên chúng ta không thể ngăn bánh xe lịch sử quay và việc phát triển công nghệ tự động hóa, trí thông minh nhân tạo là điều hiển nhiên phải diễn ra.

Nhưng các nhà kinh tế học lại thường không nhắc đến sự tác động đến tổ chức xã hội của chúng ta do phát triển khoa học công nghệ. Mới đây một báo cáo của tổ chức từ thiện Sutton Trust, Anh đã giải thích về nguy cơ rằng nếu các chính phủ không sớm hành động thì tự động hóa sẽ khiến gia tăng bất bình đẳng xã hội và làm gia tăng sự chênh lệch giàu nghèo lên một cấp độ mới cũng như đẩy mâu thuẫn giữa người giàu với người nghèo gia tăng hơn nữa.

Có nhiều lý do cho điều này, theo tác giả của báo cáo thì người giàu nhìn chung ít bị tổn thương hơn người nghèo khi bị mất việc vì trí thông minh nhân tạo. Cơ bản thì người giàu có thể chi trả tiền để học lại nghề mới trong khi người nghèo hơn không có khả năng tài chính để làm điều này.

Trong tương lai để có việc làm sẽ phải cần có các "kỹ năng mềm" như giao tiếp, sự tự tin. Khía cạnh này người sinh ra trong gia đình có điều kiện kinh tế cao hơn có xu hướng sẽ có nhiều "kỹ năng mềm" hơn.

Cuối cùng là sự suy giảm nhiều công việc "bàn đạp" trong các ngành nghề chuyên nghiệp.

Ví dụ, nhu cầu về giáo viên trợ giảng, kế toán hoặc các ngành nghề tương tự sẽ giảm nếu trí thông minh nhân tạo có thể làm được các nhiệm vụ hành chính này. Ở Anh, khoảng 350.000 cán bộ phụ trách, cán bộ biên chế và nhân viên kế toán có nguy cơ bị mất việc nếu trí thông minh nhân tạo có thể làm được công việc của họ.

"Theo truyền thống, những công việc như vậy là phương tiện cho sự di động xã hội (Social mobility - là khái niệm xã hội học dùng để chỉ sự chuyển động của những cá nhân, gia đình, nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội. Di động xã hội liên quan đến sự vận động của con người từ một vị trí xã hội này đến một vị trí xã hội khác trong hệ thống phân tầng xã hội.)", ông Carl Cullinane, giám đốc nghiên cứu của Sutton Trust nói với The Verge.

Ông Cullinane nói rằng đối với nhiều cá nhân không thể theo học đại học hoặc có theo đuổi bằng cấp chuyên môn thì những công việc bán chuyên nghiệp được xem là cách để họ có thể nuôi ước mơ được làm chuyên nghiệp.

"Nhưng họ lại không được tôi luyện nhiều kỹ năng cao cấp hơn và họ rất dễ bị tổn thương vì tự động hóa", ông Cullinane cho biết.

Khi tự động hóa làm giảm nhu cầu về kỹ năng hành chính thì các "kỹ năng mềm" sẽ lên ngôi và chính điều này khiến người sinh ra trong gia đình giàu có lợi thế hơn người xuất thân từ nhà nghèo.

"Từ lâu, các trường tư thục đã đẩy mạnh giảng dạy theo hướng giúp cho học sinh của họ có những kỹ năng mềm. Và điều này sẽ trở nên vô cùng quan trọng trong một môi trường lao động đông đúc hơn", ông Cullinane nói.

Thiên Hà

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ phát triển như vũ bão, bất bình đẳng xã hội cũng tăng theo