Công nghệ đã thay đổi cách sống và giao tiếp của con người, mạng xã hội giúp kết nối nhiều người với nhau, nhưng nó ảnh hưởng đáng kể đến việc gia tăng các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Công nghệ, mạng xã hội đang làm gia tăng các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Hồ Quang | 21/05/2023, 13:49

Công nghệ đã thay đổi cách sống và giao tiếp của con người, mạng xã hội giúp kết nối nhiều người với nhau, nhưng nó ảnh hưởng đáng kể đến việc gia tăng các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bác sĩ Nguyễn Phú An - Khoa lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP.HCM đã nhấn mạnh như thế tại Hội nghị khoa học thường niên Liên Chi hội Da liễu TP.HCM lần thứ 19 với chủ đề: “Thực hành lâm sàng, gắn kết với nghiên cứu khoa học chuyên ngành da liễu” vào hôm nay (21.5).

Theo bác sĩ An, trên một mặt, công nghệ cung cấp các công cụ mới để cung cấp thông tin, giáo dục phòng ngừa các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), kết nối cộng đồng và tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế.

cong-nghe-mang-xa-hoi-dang-lam-gia-tang-cac-benh-lay-trueyn-qua-duong-tinh-duc-hinh-anh(1).png
Ảnh minh họa - Ảnh: PV

Tuy nhiên, công nghệ, đồng thời cũng có thể là yếu tố nguy cơ đối với bệnh STDs như góp phần lan truyền những thông tin sai lệch, tạo ra những quan niệm và mô hình về quan hệ tình dục nguy cơ cao. Hiện có nhiều nền tảng công nghệ được sử dụng, nhưng nền tảng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh STDs nhiều nhất là mạng xã hội (MXH), ứng dụng di động và tương lai là trí tuệ nhân tạo (AI).

MXH giúp kết nối nhiều người với nhau, nhưng có thể bị lạm dụng để chia sẻ thông tin sai lệch về bệnh STDs, và tìm kiếm đối tác để quan hệ tình dục "xã giao".

“Công nghệ đã thay đổi cách sống và cách giao tiếp của con người, MXH giúp kết nối nhiều người với nhau, nhưng công nghệ và MXH  đang làm ảnh hưởng đáng kể đến việc gia tăng các bệnh lây truyền qua đường tình dục”, bác sĩ An nhấn mạnh.

Phân tích của bác sĩ An cho thấy, phần lớn các thông tin sai lệch được chia sẻ trên MXH phổ biến nhất là những chủ đề liên quan đến tiêm chủng, các bệnh truyền nhiễm trong đó có STDs.

Dẫn chứng về điều này, bác sĩ An cho biết, một số bệnh nhân có quan niệm rằng bệnh STDs chỉ lây truyền khi có sự tiếp xúc giữa dương vật và âm đạo, vì vậy quan hệ tình dục qua đường miệng sẽ không làm lây truyền bệnh.

Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 56,7% các đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), lưỡng giới, chuyển giới sử dụng MXH để tìm kiếm bạn tình, 19,6% sử dụng để tìm kiếm đối tác quan hệ kiếm tiền và 9,8% tìm kiếm đối tác quan hệ để đổi lấy thuốc kích thích.

Đối với ứng dụng di động (cụ thể là ứng dụng hẹn hò) cũng góp phần vào gia tăng nguy cơ mắc bệnh STDs. Theo nghiên cứu khảo sát ở Mỹ, một tỷ lệ lớn 45% người dùng từ 18 đến 34 tuổi sử dụng ứng dụng hẹn hò để trải nghiệm tìm cảm giác mới lạ, khoảng 28% người dùng để tìm kiếm bạn tình để quan hệ tình dục "xã giao".

Một khảo sát khác ở Mỹ cũng cho thấy, phần lớn người trẻ, người thuộc cộng đồng LGBT và người có trình độ học vấn cao cho biết ứng dụng hẹn hò khá là an toàn.

“Chính vì chủ quan, thiếu nhận thức, nên sử dụng ứng dụng hẹn hò để tìm bạn tình có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh STDs. Nghiên cứu cho thấy người sử dụng ứng dụng hẹn hò có tỷ lệ Chemsex (quan hệ khi đang dùng chất kích thích) cao hơn và tần suất quan hệ khi tỉnh táo thấp hơn so với người không sử dụng. Ngoài ra, một nghiên cứu khác cho thấy người sử dụng ứng dụng hẹn hò có tỷ lệ xét nghiệm dương tính với lậu cao hơn 1,25 lần so với người không sử dụng”, bác sĩ An chia sẻ.

Tuy nhiên, về mặt tích cực, theo bác sĩ An, ứng dụng hẹn hò cũng đang cố gắng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thông qua một số phương thức như truyền thông giáo dục sức khỏe, truy vết – cảnh báo… Ứng dụng hẹn hò có thể yêu cầu người dùng khai báo tiểu sử tình dục, cung cấp các xét nghiệm STDs định kỳ.

Ngoài ra, nếu bị dương tính với bệnh STDs, ứng dụng hẹn hò có thể gửi thông báo ẩn danh đến những người bạn tình mà người bệnh từng kết nối trên ứng dụng và yêu cầu họ đi khám bệnh để được xét nghiệm tầm soát.

Một nền tảng khác đang là xu hướng hiện nay, đó là nguồn dữ liệu lớn (big data) và AI. Nguồn dữ liệu lớn có thể được ứng dụng để dự đoán số ca bệnh đang tăng, hoặc giảm trong cộng đồng, xác định những địa điểm “nguy cơ”, xác định những xu hướng có liên quan đến STDs, từ đó giúp tạo ra những chương trình can thiệp hiệu quả và kịp thời.

Ngoài ra, dữ liệu từ các nguồn tin đáng tin cậy như sách giáo khoa, nghiên cứu khoa học, hoặc các thông tin của các trang thông tin chính phủ có thể được sử dụng để phát triển những công cụ tìm kiếm “chính thống”. Những công cụ này sẽ giúp người dùng có được những thông tin chính xác, khoa học và khách quan nhất, giúp phòng tránh việc tiếp nhận thông tin sai lệch trên mạng internet.

Bài liên quan
Công nghệ nhận diện khuôn mặt: 'Tấm khiên' an toàn trong thời đại dữ liệu
Công nghệ hình ảnh nói chung và nhận diện khuôn mặt nói riêng được đánh giá là tấm khiên quan trọng trong cuộc chiến chống giả mạo dữ liệu và danh tính người dùng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ, mạng xã hội đang làm gia tăng các bệnh lây truyền qua đường tình dục