Các doanh nghiệp SMEs là một thành phần quan trọng nhưng lại dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế. Chuyển đổi số được xem là giải pháp then chốt giúp SMEs từ sống sót đến bứt phá.

Công bố khung hướng dẫn Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo TTXVN | 02/12/2021, 14:48

Các doanh nghiệp SMEs là một thành phần quan trọng nhưng lại dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế. Chuyển đổi số được xem là giải pháp then chốt giúp SMEs từ sống sót đến bứt phá.

Ngày 2.12, trong khuôn khổ Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam 2021 (Vietnam DX Summit 2021) do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, đã diễn ra hội thảo chuyên đề chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc siêu nhỏ (doanh nghiệp SMEs).

Tính đến tháng 12.2020, Việt Nam có hơn 811.000 doanh nghiệp, doanh nghiệp SMEs chiếm tới 98,1%, đóng góp tới 45% GDP.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, qua các đợt đại dịch COVID-19 bùng phát, có trung bình 10.000 doanh nghiệp dừng hoạt động mỗi tháng, hầu hết trong số này cũng là các doanh nghiệp SMEs.

Các doanh nghiệp SMEs là một thành phần quan trọng nhưng lại dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế. Chuyển đổi số được xem là giải pháp then chốt giúp SMEs từ sống sót đến bứt phá.

Theo khảo sát của VINASA, tại Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020, có 69% doanh nghiệp được khảo sát không biết lựa chọn đối tác nào để triển khai chuyển đổi số; 72% không biết bắt đầu từ đâu và 92% không biết chuyển đổi số như thế nào.

Ông Lữ Thành Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội VINASA, cho biết, đây chính là động lực để từ tháng 7/2021 VINASA đã tập hợp hơn 40 chuyên gia, lãnh đạo các doanh nghiệp công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ - giải pháp hàng đầu cho doanh nghiệp SMEs thực hiện xây dựng Bộ tài liệu Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs và Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho SMEs trong 26 lĩnh vực.

Bộ tài liệu được cung cấp miễn phí tại website www.dx4sme.vn; VINASA sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số kết nối trực tiếp với đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số.

Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho mỗi lĩnh vựa sẽ bao gồm 5 phần cơ bản là: Thực trạng và xu hướng phát triển; Khung hướng dẫn chuyển đổi số; Bộ giải pháp chuyển đổi số; Khuyến nghị những kỹ năng số cần đào tạo cho nhân sự, và Bộ tiêu chí đánh giá. Trong đó, phần quan trọng nhất là khung hướng dẫn chuyển đổi số được chia làm 2 loại là khung cơ bản và khung chuyên dụng.

Ông Lữ Thành Long chia sẻ, khung giải pháp cơ bản bao gồm các giải pháp và dịch vụ chuyển đổi số cơ bản, nền tảng hầu hết lĩnh vực nào cũng cần sử dụng như phần mềm tài chính kế toán, kinh doanh, marketing, quản trị nhân sự, quản lý điều hành nói chung.

Khung được chia làm 3 cấp độ cho 3 quy mô doanh nghiệp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa để các doanh nghiệp thuận tiện sử dụng. Khung giải pháp chuyên dụng gồm các giải pháp chỉ ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới cần sử dụng, được chia làm 3 cấp độ (sẵn sàng-phát triển-đột phá) tương ứng với các cấp độ chuyển đổi số cho một doanh nghiệp.

Tại hội thảo, các chuyên gia nhận định, quá trình chuyển đổi số vẫn còn là thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo ông Cao Hoàng Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty FSI, rào cản lớn nhất mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta đang đối mặt trong quá trình chuyển đổi số phải kể đến là thiếu kỹ năng số và nhân lực.

Bên cạnh đó là việc thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số, thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp.

Do đó, để các doanh nghiệp SMEs không bị "bỏ rơi" trong công cuộc chuyển đổi số thì phải có giải pháp giúp SMEs tiết kiệm chi phí, tối ưu về vận hành, phù hợp với từng quy mô doanh nghiệp.

Ông Cao Hoàng Anh cũng gợi ý giải pháp chuyển đổi số có tên gọi là Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE hỗ trợ doanh nghiệp chủ động và sẵn sàng trong trạng thái bình thường mới.

Con người vẫn là yếu tố quyết định việc thành công trong công tác chuyển đổi số, do vậy, các chuyên gia nhấn mạnh tới việc đào tạo kỹ năng cần thiết cho lãnh đạo, cán bộ nhân viên là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.

Trước những khó khăn của dịch COVID-19, các doanh nghiệp SMEs cần cân nhắc đến 3 yếu tố là nguồn lực tài chính, năng lực công nghệ và nguồn nhân lực.

Đồng thời, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xác định chiến lược cụ thể để tiến hành chuyển đổi số trúng và đúng, mang lại hiệu quả, tránh lãnh phí nguồn lực, chậm trễ trong quá trình chuyển đổi.

Hiện nay, có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đặc biệt là hỗ trợ về tài chính, nhiều nền tảng chuyển đổi số trên thị trường.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sử dụng Bộ tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs và Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho SMEs như một công cụ hữu hiệu để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, thích ứng, phát triển trong tình hình bình thường mới.

Cũng trong hội thảo, VINASA đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 3 hiệp hội: Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội và Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) làm căn cứ để triển khai các chương trình chuyển đổi số trong thời gian tới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
3 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công bố khung hướng dẫn Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ