Trong phần xét hỏi, người nhà nạn nhân liên tục gây náo loạn vì không đồng tình với kết quả giám định.

Con rể cựu chủ tịch tỉnh không liên quan?

Một Thế Giới | 15/07/2015, 06:12

Trong phần xét hỏi, người nhà nạn nhân liên tục gây náo loạn vì không đồng tình với kết quả giám định.

Ngày 14-7, ngày thứ hai phiên xử vụ “quan tài diễu phố” tại TAND tỉnh Vĩnh Phúc đã rất “nóng” với phần xét hỏi về nguyên nhân cái chết của nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh.
Đại diện Trung tâm Giám định pháp y hình sự (Bộ Công an) cho biết tử thi nạn nhân được tìm thấy sau khi đã chết hai ngày, đang trong quá trình phân hủy mạnh. Theo kết quả giám định, phần lưng có hai vết tổn thương do vật tày gây nên, gối trái bầm dập. Ngoài ra, trong phổi có dịch màu đen, nồng độ cồn trong máu 312 mg/100 ml, đây là yếu tố cần phải quan tâm. Tuy nhiên, các vết thương trên không là nguyên nhân dẫn tới cái chết của nạn nhân. Nguyên nhân chính là do ngạt nước chứ không phải do tác động ngoại lực.
Trong phần xét hỏi sau đó, người nhà nạn nhân liên tục gây náo loạn vì không đồng tình với kết quả giám định khiến phiên xử bị trì hoãn. Thậm chí chủ tọa đã phải yêu cầu cảnh sát đưa một người nhà của nạn nhân ra khỏi phòng xử.
Cạnh đó, luật sư của gia đình nạn nhân đã đưa ra hàng loạt câu hỏi về mối quan hệ giữa các bị cáo và ông Trần Khánh Dũng (giám đốc Công ty TNHH Minh Giang, con rể cựu chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, cả sáu bị cáo đều khẳng định ông Dũng không hề yêu cầu họ đi đánh nhau. Một số bị cáo khai vào thời điểm đó có nhận được điện thoại, tin nhắn của ông Dũng nhưng các bị cáo không nghe.
Đại diện gia đình nạn nhân thắc mắc: “Ông Dũng là chủ ngôi nhà, chủ của doanh nghiệp nơi các bị cáo làm việc. Vậy tại sao ông ta không có mặt? Đến bây giờ gia đình tôi vẫn chưa biết mặt mũi ông ta, liệu có bỏ lọt tội phạm hay không?”. Trả lời, đại diện VKS nói CQĐT đã làm đầy đủ và không có cơ sở nào để kết luận ông Dũng có liên quan đến vụ án.
Theo VKS, Phùng Mạnh Tuấn có vai trò dẫn đầu, khởi xướng việc đánh anh Tuấn Anh, sau đó cầm dao cùng cả nhóm truy sát, dùng chân đạp nạn nhân ngã xuống kênh. Phùng Đắc Tú cũng khởi xướng, đánh nạn nhân, hô hào chém. Đặng Quốc Tú kêu oan nhưng từ lời khai của các đồng phạm và chứng cứ khác đủ căn cứ xác định Quốc Tú cũng tích cực đuổi đánh nạn nhân. Nguyễn Văn Tình và Nguyễn Văn Định sau khi nghe Tuấn gọi đuổi đánh nạn nhân đã chạy theo cầm gạch ném. Với Nguyễn Văn Bính (hơn 16 tuổi), sau khi nghe Tuấn kêu đã cùng đuổi đánh, dùng chân đá nạn nhân. Nguyễn Anh Tuấn khi biết các bị cáo gây án đã xúi giục bỏ trốn, thậm chí còn cho Bính vay 2 triệu đồng. Nguyễn Duy Hiệp (em họ của nạn nhân) chứng kiến toàn bộ sự việc nhưng lại không thông báo cho gia đình cũng như không trình báo với cơ quan chức năng.
Từ đó, đại diện VKS đề nghị tòa phạt Phùng Mạnh Tuấn án chung thân, Phùng Đắc Tú 22 năm ba tháng tù, Đặng Quốc Tú 20 năm tù, Nguyễn Văn Định và Nguyễn Văn Tình 13-15 năm tù, Nguyễn Văn Bính 10-11 năm tù về tội giết người, Nguyễn Anh Tuấn 2-3 năm tù, Nguyễn Duy Hiệp từ hai năm ba tháng đến hai năm sáu tháng tù về tội không tố giác tội phạm.
Tuyến Phan/ Theo Pháp luật TPHCM
Bài liên quan
Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị truy tố trong vụ án xảy ra tại VNCERT
Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Công ty AIC) và 12 bị can khác bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Con rể cựu chủ tịch tỉnh không liên quan?