Một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Kinh tế xã hội, Trường đại học Essex, chỉ ra rằng nếu bạn là con cả và lại là nữ giới, bạn sẽ là người có tham vọng lớn và giỏi nhất trong nhà.
Hơn một nửa những người đã từng đoạt giải Nobel và tổng thống Mỹ là con đầu lòng, bao gồm: Barack Obama, Bill Clinton và George W Bush. John Lennon và Paul McCartney, Elton John, Winston Churchill, Oprah Winfrey, Hillary Clinton, Richard Branson và JK Rowling…
Các cụ xưa thường hay rỉ tai nhau rằngcon đầu luôn thông minh hơn con thứ, điều này không chỉ đơn giản là kết luận đúc kết từ chiêm nghiệm cuộc sống mà trong thực tế, có không ít lý giải khoa học chứng minh cho vấn đề này.
Tại sao con đầu lại thông minh hơn con thứ? Về phương diện khoa học, có thể giái thích như sau: Khi đứa con đầu tiên chào đời, đa số phụ huynh đều rất háo hức với những “thử nghiệm” giáo dục của mình. Trẻ được quan tâm dạy dỗ, đầu tư giáo dục và trải nghiệm nhiều môi trường khác nhau.
Khi đứa con thứ hai chào đời, dù cách con đầu 1 năm hay 5 năm thì chức năng sinh sản của hai vợ chồng cũng đã có những bước lùi nhỏ. Tinh trùng và trứng khoẻ, tốt có thể sinh ra những đứa con thông minh. Do đó, chất lượng tinh trùng, trứng có thể hiểu cũng là một trong những nguyên nhân khiếncon thứ không thông minh bằng con đầu.
Những cuộc nghiên cứu trước đây, đặc biệt là cuộc nghiên cứu được thực hiện ở Na Uy, Đan Mạch, và Hà Lan đã chỉ ra rằng, những đứa con cả thường có trình độ cao hơn, nhưng nghiên cứu của ISER (International Society for Eye Research: Hiệp hội quốc tế nghiên cứu bằng mắt thường) lại khẳng định rằngnguyên nhân dẫn đến con cả có trình độ cao hơn là do chúng thường có tham vọng hơn con thứ.
ISER đã theo dõi 1.503 nhóm trẻ anh chị em ruột và 3.532 cá nhân. Mặc dù đã tính đến sự giáo dục của cha mẹ và điều kiện được giáo dục đầy đủ, hoàn thiện, cuộc nghiên cứu vẫn chỉ ra rằng, 7% những đứa trẻ đầu lòng có khuynh hướng học tập cao hơn em của chúng. 13% con gái đầu lòng tham vọng hơn con trai đầu lòng. Và khả năng học lên cao của con cả cao hơn 16% những đứa em ruột.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên vì thế mà hoang mang lo lắng cho đứa con thứ hai của mình. Bởi vì những trường hợp trái ngược:con thứ thông minh hơn con đầucũng xảy ra rất thường xuyên. Bằng việc được ăn uống đầy đủ và hưởng những thành tựu khoa học tiến bộ hơn, đồng thời vẫn được cha mẹ quan tâm giáo dục, bằng cả “kinh nghiệm” và “thử nghiệm”, trẻ sinh sau vẫn không hề thua kém trẻ sinh trước.
Hà Anh (t/h)