Ông John Bolton là Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng thứ ba của Tổng thống Donald Trump, và ông được cho là một trong những “quân sư” nghi ngờ nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un không thực sự có ý định từ bỏ kho vũ khí hạt nhân (VKHN).

Cố vấn Nhà Trắng không tin Triều Tiên chịu từ bỏ vũ khí hạt nhân

Trần Trí | 30/04/2018, 14:36

Ông John Bolton là Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng thứ ba của Tổng thống Donald Trump, và ông được cho là một trong những “quân sư” nghi ngờ nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un không thực sự có ý định từ bỏ kho vũ khí hạt nhân (VKHN).

Sau cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc ngày 27.4, ông Kim có thể gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới.

Theo báoWashington Times, vị chủ nhân Nhà Trắng đã bị một số người chỉ tríchvì việc đồng ý gặp lãnh đạo Triều Tiên mà không nhận được các bảo đảm nào rằng Bình Nhưỡng sẽ từ bỏ VKHN.

“Không ai trong chính phủ Trump trợn mắt với đề nghị”

Ngày 29.4 (giờ Mỹ), ông Bolton trả lời phỏng vấn của kênh thời sự CBS và khi được hỏi chính phủ Mỹ sẽ trả lời thế nào với ý tưởng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên của ông Kim, ông Bolton tỏ ra cẩn trọng: “Không ai trong chính phủ Trump trợn mắt với đề nghị này. Trước đây chúng tôi nghe đề nghị này rồi. Sách giáo khoa tuyên truyền của Triều Tiên là một nguồn tài nguyên phong phú vô hạn. Điều chúng tôi muốn thấy nơi họ là họ không nói suông, mà họ phải đưa ra được chứng cứ thật, nhìn thấy được một cách cụ thể về quyết định chiến lược là hoàn toàn từ bỏ VKHN, trước khi Mỹ có bất kỳ hành động nào để nới lỏng sức ép tối đa lên kinh tế, chính trị và quân sự và chế độ của ông ấy”.

Cùng ngày, ông Bolton cũng trả lời phỏng vấn của Fox News: “Quývị biết có cách nào biết Triều Tiên nói dối không? Câu trả lời làmôi họ động đậy. Phi hạt nhân hóa có nghĩa Triều Tiên phải hoàn toàn từ bỏ tất cả các loại vũ khí hạt nhân, cơ sở hạ tầng và nhiên liệu, và tất cả các loại tên lửa đạn đạo”.

Ông Bolton cũng nhấn mạnh Mỹ không cam kết kết thúc sự hiện diện quân sự ở bán đảo Triều Tiên, và ông còn so sánh tình hình với Libya năm 2003, khi Đại tá Moammar Gaddafi đồng ý từ bỏ chương trình VKHN, để đổi lấy những bảo đảm cùng khả năng Lybia có một suất tạm thời ở Hội đồng bảo an LHQ.

Ông Bolton nói chính phủ Mỹ nên vận dụng mô hình Libya, khi làm việc với Triều Tiên.

Nhưng các nhà phân tích Hàn Quốc phản đối, lưu ý Bình Nhưỡng từ lâu đã dẫn việc ở cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả rập 2011, quân nổi dậy có Mỹ chống lưng đã giết chết Đại tá Gaddafi sau khi bắt được ông trốn trong một ống cống, chính là một ví dụ tại sao một nước nhỏ hơn chớ bao giờ từ bỏ kho VKHN của mình.

Nhà phân tích Paik Hak-soon thuộc Viện nghiên cứu Sejong (Hàn Quốc) nói với báo Washington Times: “Chúng ta đều biết trườnghợp Gaddafi đã khiến Bình Nhưỡng thường thể hiện hành xử của họ sẽ không do người khác quyết định thay họ, đừng nói chi đến Mỹ”.

Ông Paik cũng nói ông Trump có thể làm hỏng cơ hội nhanh chóng đạt thành công trong cuộc đối thoại cấp cao giữa hai lãnh đạo Mỹ - Triều, nếu như vị chủ nhân Nhà Trắng tiếp tục dọa rút Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.

Có thể sau ngày 12.5 tới, ông Trump sẽ thực hiện lời dọa này. Nhưng nhà phân tích Paik nói: nếu làm thế thì ông Kim sẽ không tuân thủ thỏa thuận từ bỏ chương trình VKHN của Triều Tiên, vì ngại giữa chừng Mỹ có thể hủy thỏa thuận này.

Ông Paik nói: “Điều đó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên quyết định của Triều Tiêntrong việc có nên nhượng bộ nhiều thứ trong cuộc gặp giữa hai lãnh đạo Triều - Mỹ”.

Ngoại trưởng Mỹ: Triều Tiên nên cam kết thực hiện những bước "không thể đảo ngược"

Tuy nhiên, tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bác bỏ những lo ngại trên. Trên chuyến bay thực hiện chuyến công tác ngoại giao đến Trung Đông ngày 29.4, ông nói Thỏa thuận hạt nhân Iran không thích đáng, và Mỹ rất nghiêm túc trong việc cùng Anh - Pháp - Đức “cố gắng sửa chữa” thỏa thuận này.

Vị cựu Giám đốc CIA kể trong cuộc gặp bí mật hồi đầu tháng 4 ở Bình Nhưỡng, nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai lãnh đạo Mỹ - Triều, ông đã nói với ông Kim: Triều Tiên nên đồng ý thực hiện những bước “không thể đảo ngược” nhằm đóng vĩnh viễn chương trình VKHN, trong bất kỳ thỏa thuận nào với Tổng thống Trump.

Ông Pompeo cũng cho biết tại Bình Nhưỡng, ông có cuộc nói chuyện hơn 1 giờ với nhà lãnh đạo Triều Tiên, bàn nhiều vấn đề khó nhất mà Mỹ - Triều phải đối mặt, gồm việc Mỹ muốn Bình Nhưỡng trả tự do cho 3 công dân Mỹ vẫn còn bị tù ở Triều Tiên, kế nữa là “Cơ chế thực hiện phi hạt nhân hóa đầy đủ và không thể đảo ngược” (CVID).

Vị Ngoại trưởng cũng tin tưởng “thật sự có cơ hội” đạt được một thỏa thuận. Nhưng ông cũng nói vớiABC News rằng Mỹvẫn cẩn trọng với những tuyên bố của ông Kim:"Tôi rất hy vọng các điều kiện mà Tổng thống đặt ra sẽ cho chúng tôi cơ hội này. Chúng tôi biết lịch sử, các nguy cơ... Chúng tôi sẽ thương lượng rất khác với trước đây, không đưa ra lời hứa nào, không dựa vào lời lẽ được nói lên, nhưng chúng tôi sẽ chú ý đến những hành động của họ. Chúng tôi dùng chữ “không thể đảo ngược” với ý đồ rõ ràng. Chúng tôi yêu cầu các bước này để thể hiện việc phi hạt nhân sẽ đạt được”.

Trung Trực (theo Washington Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cố vấn Nhà Trắng không tin Triều Tiên chịu từ bỏ vũ khí hạt nhân