Theo báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), lượng khí thải CO2 từ ngành năng lượng trong năm qua không tăng, mặc dù kinh tế thế giới tăng gần 3%, chứng tỏ thế giới vẫn có thể phát triển kinh tế mà không cần tăng phát thải khí nhà kính, thậm chí cần phải giảm để tránh hậu quả thảm khốc về biến đổi khí hậu.

Có thể vẫn phát triển kinh tế mà không cần tăng phát thải khí CO2

13/02/2020, 11:28

Theo báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), lượng khí thải CO2 từ ngành năng lượng trong năm qua không tăng, mặc dù kinh tế thế giới tăng gần 3%, chứng tỏ thế giới vẫn có thể phát triển kinh tế mà không cần tăng phát thải khí nhà kính, thậm chí cần phải giảm để tránh hậu quả thảm khốc về biến đổi khí hậu.

Phát thải khí CO2 không tăng trong năm qua chủ yếu là nhờ các nước phát triển chuyển sang dùng năng lượng sạch - Ảnh: Unsplash

Theo MIT Technology Review, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) đã trình bày một báo cáo mới về mức độ phát thải khí nhà kính năm 2019. Theo các chuyên gia, lượng khí thải CO2 từ năng lượng trong năm qua không tăng, mặc dù kinh tế thế giới tăng gần 3%. Với số liệu tuyệt đối, ngành năng lượng toàn cầu đã thải ra 33 tỉ tấn CO2 vào khí quyển, tương đương với năm 2018.

Báo cáo của IEA lưu ý rằng phát thải khí CO2 không tăng chủ yếu là nhờ các nước phát triển chuyển sang dùng năng lượng sạch. Mỹ, EU và một số khu vực khác nhận được ngày càng nhiều điện từ các nguồn năng lượng tái tạo. Ngoài ra, các nhà máy dùng than ở khắp mọi nơi được thay thế bởi các nhà máy dùng khí. Mặc dù khí đốt cũng nguy hiểm cho khí hậu, nhưng nó tạo ra ít CO2 hơn nhiều so với than. Đồng thời, tỷ lệ năng lượng hạt nhân trong sản xuất điện đã tăng lên ở Nhật Bản. Các yếu tố khác bao gồm mùa đông ôn hòa 2018-2019 và sự phát triển chậm lại của nền kinh tế Ấn Độ.

Có thể nêu thí dụ về chuyển sang dùng các nguồn năng lượng sạch ở Anh trong những năm gần đây. Thật không may, nhiều nước đang phát triển vào năm 2019 chỉ tăng lượng khí thải, chủ yếu là do gia tăng đốt than. Ví dụ rõ nét là Trung Quốc. May mắn thay, sự suy giảm khí thải ở các nước phương Tây ví dụ, ở châu Âu và Mỹ, lần lượt lên tới 5% và 2,9% theo thứ tự tương ứng đã bù đắp cho sự tăng trưởng phát thải ở các nước đang phát triển.

Theo dự báo trước đó của các chuyên gia, lượng khí thải của ngành năng lượng năm ngoái có thể tăng 0,6%. Tuy nhiên, đã tránh được tình huống tương tự. Đây là tin tốt, nhưng không có gì đảm bảo rằng khí thải đã thực sự đạt đến đỉnh điểm và năm 2020 sẽ không mang lại những kỷ lục tiêu cực mới. Ngoài ra, việc ngăn chặn phát triển khí thải là không đủ - cần phải giảm chúng và giảm với tốc độ rất nhanh.

Ngoài ra, chúng ta không nên quên rằng báo cáo IEA không bao gồm các nguồn khí nhà kính quan trọng như nông nghiệp, phá rừng và cháy rừng. Nếu tính cả những nguồn này, mức phát thải chung trong năm 2019 có thể sẽ cao hơn. Trong khi đó, các mô hình mới cho thấy khí nhà kính nguy hiểm hơn nhiều đối với khí hậu so với lầm tưởng trước đây. Nếu trước đó, các nhà khoa học ước tính sự gia tăng nhiệt độ ở khoảng 3°C khi tăng gấp đôi nồng độ CO2 trong khí quyển thì bây giờ họ đang nói về mức tăng khoảng 5°C. Rất khó để tưởng tượng hậu quả của sự thay đổi khí hậu như vậy - nhưng không nghi ngờ gì nữa, hậu quả sẽ là thảm khốc.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có thể vẫn phát triển kinh tế mà không cần tăng phát thải khí CO2