Nhà cổ sinh vật học người New Zealand vừa tìm thấy một con cua hóa thạch 8 triệu năm tuổi.

Clip phát hiện cua 8 triệu năm tuổi trong đá

08/05/2020, 16:13

Nhà cổ sinh vật học người New Zealand vừa tìm thấy một con cua hóa thạch 8 triệu năm tuổi.

Hóa thạch là những di tích và di thể của sinh vật được bảo tồn trong các lớp đá. Đây là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của ngành cổ sinh vật học.

Khi đang săn lùng hóa thạch, anh Morne (New Zealand) tình cờ phát hiện mộ cục đá đáng chú ý. Anh đoán trong nó có hóa thạch nên mang về nhà.

"Tôi mở nó tại nhà bằng cây búa. Ban đầu tôi nghĩ nó là một con tôm hóa thạch", Morne nói.

Sau đó, Morne dùng đủ đồ nghề làm nứt cục đá để nhìn thấy hóa thạch.

Morne rất cẩn thận để không làm cua hóa thạch bị vỡ.

"Tôi cẩn thận gỡ miếng đá ra khỏi hóa thạch. Hóa thạch rất dễ vỡ nên tôi phải sử dụng một số chất rắn để củng cố nó. Có lúc tôi gặp phần rỗng gần càng cua to nên phải bôi vào đó một ít keo và để 2 ngày trước khi thực hiện tiếp. Đây là càng cua hóa thạch lớn nhất tôi từng tìm thấy", Morne chia sẻ thêm với trang Newsflare.

Clip được Morne đăng lên Newsflare gần đây và thu hút hàng trăm ngàn lượt xem.

Clip rắn sói 2 đầu quý hiếm như trong truyện thần thoại. Xem chi tiết tại đây.

Nhân Hoàng (video: newsflare)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Clip phát hiện cua 8 triệu năm tuổi trong đá