Nhà nghiên cứu Emily Zarka đã phân tích về hình tượng rồng trong các nền văn hóa và dưới góc độ khoa học, trong đó có chuyện rồng khạc ra lửa.

Chuyện 'rồng khạc ra lửa' dưới góc nhìn khoa học hiện đại

Anh Tú (dịch) | 27/12/2022, 15:28

Nhà nghiên cứu Emily Zarka đã phân tích về hình tượng rồng trong các nền văn hóa và dưới góc độ khoa học, trong đó có chuyện rồng khạc ra lửa.

Rồng là con vật có trong văn hóa cả phương Đông và phương Tây. Có hai hoặc bốn chân, phun lửa hoặc biến hình, có vảy hoặc có lông, rồng đã mê hoặc mọi người trên khắp thế giới bằng sức mạnh huyền thoại của chúng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên.

Rất lâu trước khi Harry Potter, Shang-Chi and the Legend of the Ten Rings (hay Thường khí và Huyền thoại thập luân) và các cách giải thích hiện đại khác đã làm gia tăng danh tiếng của loài rồng trong thế kỷ 21, những cổ vật từ các nền văn minh cổ đại đã cho thấy tầm quan trọng của chúng trong nhiều tôn giáo trên khắp thế giới.

Các nhà nghiên cứu văn hóa cổ nhận thấy rồng gần như là biểu tượng phổ biến của nhiều nền văn minh. Các nhà khoa học đã cố gắng đưa ra những lời giải thích cho huyền thoại về rồng, nhưng sự tồn tại từ xa xưa của chúng là minh chứng cho sức mạnh kể chuyện và bí ẩn của linh vật này.

Rồng cổ từ truyện xưa

Các tôn giáo và nền văn hóa trên toàn cầu tràn ngập truyền thuyết về rồng. Trên thực tế, trong đại đa số tôn giáo, có một câu chuyện thần thoại mà một số học giả gọi là Chaoskampf, một từ tiếng Đức được dịch là cuộc chiến đấu chống lại sự hỗn loạn. Thuật ngữ này, được các nhà thần thoại sử dụng, đề cập đến mô típ phổ biến liên quan đến một nhân vật anh hùng giết chết “quái vật” thời hỗn loạn nguyên thủy, thường có đặc điểm giống rắn hoặc giống rồng, có kích thước khổng lồ tương phản với con người nhỏ bé.

Một ví dụ cổ xưa được tìm thấy trong “Enuma Elis,” một sáng tác của người Babylon từ khoảng 2.000 đến 1.000 năm trước Công nguyên được lưu lại dưới dạng văn bản.

Trong đó, Tiamat, nữ thần nguyên thủy của nước biển và là chúa tể của các vị thần, sinh ra 11 loại quái vật, bao gồm cả rồng. Trong khi bản thân Tiamat không bao giờ được mô tả là “rồng”, thì một số con của nữ thần là “quái vật”, trong đó có một số loại rồng khác nhau. Biểu tượng sau đó đã phát triển để ngoại hình của Tiamat bắt đầu mang những nét đặc trưng của con rắn, liên kết hình ảnh của nữ thần với một loài săn mồi thần thoại có móng vuốt nổi tiếng khác, con rồng.

Rồng ở Trung Quốc và các nền văn hóa khác

Sự hiện diện của rồng ở Trung Quốc, nơi nó được gọi là "long", cũng có từ lâu đời và không thể thiếu trong các sinh hoạt văn hóa, tâm linh và đời sống truyền thống khác nhau.

Rồng là linh vật trong 12 cung hoàng đạo Trung Quốc, một trong tứ linh (gồm long, lân, quy, phượng) và cung cấp tính chính danh cho các triều đại. Rồng khi này được cho là sinh vật sống dưới nước, có linh tính chiếm vai trò chí tôn trong một hệ thống phân cấp trong vũ trụ học Trung Quốc cổ đại và xuất hiện trong các huyền thoại sáng tạo của các truyền thống bản địa khác nhau.

Khi các nhà truyền giáo Dòng Tên giới thiệu lại Cơ đốc giáo ở Trung Quốc vào thế kỷ 16, sự tồn tại của rồng không bị tranh cãi. Thay vào đó, chúng được liên kết với một lời giải thích theo kiểu phương Tây hơn: Rồng chính là quái vật.

Ngày nay tại Trung Quốc, rồng được tôn vinh và tôn kính trong các quan niệm truyền thống Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo như biểu tượng của sức mạnh và sự giác ngộ.

Rồng cũng xuất hiện trong các tôn giáo của người Anatolia, thần thoại của người Sumer, truyện cổ tích của người Đức, tín ngưỡng của Thần đạo và trong kinh sách của Abraham. Sự hiện diện quan trọng và lặp đi lặp lại của sinh vật này trong các tôn giáo và nền văn hóa toàn cầu đặt ra một câu hỏi thú vị: Tại sao rồng lại xuất hiện?

Biểu tượng sức mạnh

Một giả thuyết từ lâu đã được đề xuất là loài rồng xuất hiện để giải thích một số điều huyền bí. Điều đó không có nghĩa là những con thú trong thần thoại tồn tại trong đời thực mà là hóa thạch, động vật sống và các đặc điểm địa chất tồn tại trong thế giới tự nhiên đã truyền cảm hứng cho sự sáng tạo của chúng.

Tác giả và nhà khoa học từng đoạt giải Pulitzer, Carl Sagan đã viết một cuốn sách về chủ đề này, lập luận rằng loài rồng tiến hóa từ nhu cầu của con người là kết hợp khoa học với thần thoại, hợp lý với phi lý, như một phần của phản ứng tiến hóa đối với những kẻ săn mồi thực sự. Suy nghĩ của Sagan là sự mở rộng các ý tưởng được đề xuất bắt đầu từ thế kỷ 19 hoặc sớm hơn khi các hóa thạch mới được phát hiện có liên quan đến hình ảnh đại diện của những con rồng trên toàn cầu.

Phần còn lại đầy đủ hoặc một phần của nhiều loài đã tuyệt chủng có thể giải thích các thuộc tính vật lý của rồng. Vào năm 2020, hai học giả DorothyBelle Poli và Lisa Stoneman thậm chí còn đề xuất rằng tàn tích hóa thạch của Lepidodendron, một loài thực vật có hình dáng giống vảy, có thể là nguyên nhân dẫn đến sự hiện diện toàn cầu của loài rồng.

Các cuộc chạm trán của con người với thằn lằn bay, cá mái chèo, cá sấu, rắn lục có sừng ở Sahara, rắn lớn và một số loài thằn lằn và chim cũng đã được đề xuất như những lời giải thích khả dĩ cho truyền thuyết về rồng, do chúng có hình dáng giống với những con rồng khác nhau.

Các học giả cũng đã trích dẫn các quá trình địa chất tự nhiên để giải thích cho truyền thuyết về rồng - đặc biệt khi chúng có liên quan đến thảm họa thiên nhiên. Chẳng hạn, rồng phun lửa có thể là lời giải thích cho những ngọn lửa bí ẩn mà các nhà quan sát cố gắng hợp lý hóa thành ngọn lửa của rồng. Các lỗ thoát khí đốt tự nhiên, khí mê tan sinh ra từ vật chất đang phân hủy và các nguồn khí đốt dưới lòng đất khác có thể vô tình bốc cháy khi gặp điều kiện thuận lợi. Trước khi sự bốc cháy được lý giải đầy đủ bằng kiến thức như hiện giờ, thì những sự kiện như vậy khi ấy được coi là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của rồng, cung cấp cách giải thích cho điều dường như không thể tin được.

Vì sao rồng trường tồn?

Một lý do lâu dài khiến rồng tiếp tục xuất hiện trong thế giới của chúng ta có thể là vì chúng đại diện cho sức mạnh của tự nhiên. Truyện về người thuần hóa rồng có thể coi là truyện về khả năng chế ngự các thế lực không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát được của con người.

Giành quyền kiểm soát một con rồng nhấn mạnh ý tưởng trọng đại rằng con người vượt trội hơn tất cả các loài động vật khác trong tự nhiên. Rồng thách thức khái niệm về ưu thế sinh học của con người, đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của nó nếu con người buộc phải định vị lại bản thân với tư cách là mắt xích thấp trong chuỗi thức ăn.

Quan trọng hơn, vẻ đẹp, sự khủng khiếp và sức mạnh của con rồng gợi lên sự bí ẩn và gợi ý rằng không phải tất cả các hiện tượng đều dễ dàng giải thích hoặc hiểu được.

Vào năm 1987, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện ra di chỉ rồng cổ tại di chỉ Tây Thủy Pha ở Bộc Dương, Hà Nam. Tất nhiên không phải họ khai quật ra một con rồng thật mà là một con rồng khảm trai ở tư thế cuộn quanh người nằm trong mộ. Kết quả phân tích cho thấy con rồng là tác phẩm khảm trai dài 1,78 mét có niên đại cách đây 6.500 năm, được gọi là "con rồng đầu tiên ở Trung Quốc".

Sau nữa, các nhà khảo cổ lại phát hiện ra "con rồng đầu tiên của Trung Quốc" bằng đá dài gần 20 mét được khai quật tại di chỉ Tra Hải ở Phụ Tân, tỉnh Liêu Ninh có niên đại 8.000 năm trước.

Sự xuất hiện của con rồng lần này xác lập kỷ lục mới về niên đại và chiều dài của rồng trong văn hóa Trung Quốc. Đến năm 1998, đang trong quá trình xây dựng hồ chứa thủy điện Tam Hiệp, một điều đáng ngạc nhiên đã xảy ra. Một cách tình cờ, người ta phát hiện di chỉ Tỉ quy đông môn đầu có niên đại hơn 8.000 năm ở một khu vực chưa bị nước nhấn chìm. Nhiều di vật văn hóa cổ quý giá cũng được tìm thấy trong ngôi mộ cổ, trong đó có một “con rồng khổng lồ” dài khoảng 11m được người xưa đặt bằng những viên đá cuội, được khắc họa một cách sinh động.

Theo ghi chép trong "Sử ký", phần "Ngũ đế bản kỷ" thì ý thức về rồng của người Trung Quốc có từ 5.000 năm trước. Tuy nhiên, sự xuất hiện của một di tích văn hóa đã phá vỡ nhận định này. Chính xác là các di chỉ đã chỉ ra rằng hình ảnh con rồng đã xuất hiện cách đây hơn 8.000 năm. Cần nhớ rằng 8.000 năm trước vẫn được xem là thời kỳ đồ đá. Vào thời điểm đó, xã hội chưa hình thành giai cấp, tất cả đều phải lao động nên chưa có tầng lớp quý tộc đi nghiên cứu khoa học hay văn hóa. Họ chỉ sáng tạo nghệ thuật dựa trên những thứ thu nhận từ thực tế mà thôi.

Bài liên quan
Giai điệu bí ẩn của mỗi phân tử: Mật mã của tạo hóa?
Theo nhà nghiên cứu Sachin Rawat, việc gắn các nguyên tử thành những nốt nhạc khiến một phân tử trở thành giai điệu mở ra những chân trời khoa học mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện 'rồng khạc ra lửa' dưới góc nhìn khoa học hiện đại