Đây là những phụ nữ cuối cùng còn sống và sở hữu đôi chân gót sen sau hơn 100 tập tục bó chân người phụ nữ bị bãi bỏ ở Trung Quốc.

Chuyện những phụ nữ cuối cùng mang đôi chân gót sen

Một Thế Giới | 28/06/2015, 19:00

Đây là những phụ nữ cuối cùng còn sống và sở hữu đôi chân gót sen sau hơn 100 tập tục bó chân người phụ nữ bị bãi bỏ ở Trung Quốc.

Theo Daily Mail, một nhiếp ảnh gia người Anh tên là Jo Farrell, đã có cơ hội chụp lại những bức ảnh chân thực về tập tục nổi tiếng hà khắc của người phụ nữ Trung Quốc thời xưa – tục bó chân.
Chuyen nhung phu nu cuoi cung mang doi chan got sen-hinh-anh-1
 Đôi chân của cụ Su Xi Rong.
Lúc đầu, tập tục bó chân chỉ được giới thượng lưu ở xã hội phong kiến Trung Quốc áp dụng do những người ở tầng lớp thấp hơn vẫn phải đi lao động. Nó được xem là một biểu tượng của quyền lực.
Chuyen nhung phu nu cuoi cung mang doi chan got sen-hinh-anh-2
 Đôi chân của cụ Yang Jinge.
Tuy nhiên, vào khoảng thế kỷ thứ 10 thì tục bó chân phát triển rộng rãi ra các tầng lớp nhân dân ở Trung Quốc, buộc những người phụ nữ phải có một đôi chân thon, nhỏ giống như “gót sen”. Vì thế, ngay từ độ tuổi từ 4 đến 9, những bé gái đã phải thực hiện quá trình bó chân rất khắc nghiệt.
Chuyen nhung phu nu cuoi cung mang doi chan got sen-hinh-anh-3
 Cụ Zhang Yun Ying, sinh năm 1928.
Theo đó, sau khi ngâm chân trong nước thảo dược ấm cùng với máu động vật, người ta sẽ uốn cong và bẻ các ngón chân gập vào cùng với bàn chân và dùng một miếng vải cotton để bó chặt và cố định. Làm 2 lần trong một ngày cho đến khi bàn chân đạt chuẩn “gót sen”.
Chuyen nhung phu nu cuoi cung mang doi chan got sen-hinh-anh-4
 Cụ Zhang Xiu Ling (1927–2010).
Mỗi lần bó chân, các cô gái nhỏ đều cảm thấy đau đớn như muốn chết đi sống lại. Những đôi chân bó chặt và nhỏ xíu gây khó khăn cho việc đi lại.
Chuyen nhung phu nu cuoi cung mang doi chan got sen-hinh-anh-5
 
Cho đến những năm 1600, đã có những luật lệ cố gắng bãi bỏ tục lệ truyền thống này nhưng mãi cho đến năm 1911 thì tục lệ này mới được hoàn toàn bị xóa bỏ.
Chuyen nhung phu nu cuoi cung mang doi chan got sen-hinh-anh-6
 
Với hi vọng phản ánh một cách chân thực nhất tồn tại lịch sử này, nhiếp ảnh gia Farrell đã quyết định thực hiện một chùm ảnh về những phụ nữ cuối cùng có đôi chân gót sen.

Nhiếp ảnh gia nói với tờ BuzzFeed: "Tôi đã hỏi các đồng nghiệp xem họ có biết của bất kỳ người phụ nữ vẫn còn sống với bàn chân bó hay không và tất cả đều nói rằng điều đó rất khó."

Cuối cùng, Jo Farell đã quyết định đi về các vùng nông thôn ở Trung Quốc để tìm kiếm những người phụ nữ cuối cùng ở Trung Quốc còn sở hữu đôi chân “gót sen”. Nhờ một thông tin từ một người lái xe, cô đã biết được thông tin về cụ Zhang Yun Ying – một trong những cụ già vẫn sở hữu đôi chân gót sen đang sống ở một ngôi làng xa xôi ở tỉnh Sơn Đông.
Chuyen nhung phu nu cuoi cung mang doi chan got sen-hinh-anh-7
 Đôi giày rơm của cụ Su Xi Rong.
“Tôi đã chụp lại một vài bức ảnh họ ngồi ăn dưa hấu và nói chuyện với nhau. Tôi đã công bố những bức ảnh tại một cuộc triển lãm ảnh tại Phòng tranh Hoopers ở London, Anh vào năm 2006", Jo Farell chia sẻ.
Chuyen nhung phu nu cuoi cung mang doi chan got sen-hinh-anh-8
 Cụ Liu Shiu Ying (1926-2013) và chồng cụ, 79 tuổi.
Khi Jo Farell quay trở lại Sơn Đông vào năm 2007, một vài bà cụ ngỏ ý muốn xuất hiện trong tập ảnh của cô. Jo Farell cũng đi tìm kiếm thêm xung quanh những bà cụ có đôi chân gót sen để chụp hình họ.
Cụ Su Xi Rong nói rằng vào thời đó, tất cả mọi cô gái trong làng đều bó chân. Đây là áp lực mà xã hội đặt nặng lên các cô gái thời bấy giờ. Không ai là không muốn tương lai của mình được bảo đảm. Họ sẽ được gả vào một gia đình giàu có và có cuộc sống tốt hơn.
Chuyen nhung phu nu cuoi cung mang doi chan got sen-hinh-anh-9
 
“Khi tôi hỏi họ nếu được quay trở lại quá khứ, các cụ vẫn sẽ đồng ý bó chân mình chứ thì tất cả đều trả lời là không”, Jo Farell chia sẻ.

Farrell hy vọng rằng dự án của mình sẽ là một trợ giúp hữu ích cho các nhà nghiên cứu nhân chủng học, và có thể được sử dụng trong các cuộc triển lãm bảo tàng.

Đây tài liệu dự án và kỷ niệm cuộc sống của những người phụ nữ còn lại cuối cùng ở Trung Quốc với đôi chân bó”, cô Farrell nói.
Chuyen nhung phu nu cuoi cung mang doi chan got sen-hinh-anh-10
 
Cô nói thêm: "Đây là một số những người phụ nữ tuyệt vời nhất, tử tế, rộng lượng và lòng từ bi mà tôi đã từng gặp."

Theo ĐSPL

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện những phụ nữ cuối cùng mang đôi chân gót sen