Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng năm 2017 sẽ có một loạt phép thử cho Chính phủ, trong đó có cả môi trường. Năm 2017, Chính phủ có ra được những quyết định liên quan đến đầu tư thép Cà Ná, xem lại tổng sơ đồ điện, các nhà máy nhiệt điện than... hay không; những tuyên bố cải cách, tạo động lực phát triển có làm, có hiện thực hóa hay không? Vẫn phải chờ.

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Cần bước qua phép thử để vượt giới hạn phát triển

tuyetnhung | 29/01/2017, 15:26

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng năm 2017 sẽ có một loạt phép thử cho Chính phủ, trong đó có cả môi trường. Năm 2017, Chính phủ có ra được những quyết định liên quan đến đầu tư thép Cà Ná, xem lại tổng sơ đồ điện, các nhà máy nhiệt điện than... hay không; những tuyên bố cải cách, tạo động lực phát triển có làm, có hiện thực hóa hay không? Vẫn phải chờ.

Đánh giá về sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong năm Đinh Dậu 2017, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng năm nay sẽ có 5 phép thử cho Chính phủ. Thứ nhất là môi trường, đối với Formosa, Chính phủ tuyên bố không đánh đổi môi trường lấy dự án.

"Năm 2017, Chính phủ có ra được những quyết định liên quan về: đầu tư thép Cà Ná, xem lại tổng sơ đồ điện, các nhà máy nhiệt điện than... hay không; những tuyên bố cải cách, tạo động lực phát triển có làm, có hiện thực hóa hay không? Vẫn phải chờ và vẫn phải hy vọng. Tuy nhiên, chúng ta cần bước qua các phép thử để vượt giới hạn phát triển.

Với Formosa chúng ta cũng chỉ xử lý sự cố, chưa khiến nhà đầu tư thay đổi. Tôi sợ là không biết có lần 2không và giá phải trả là như thế nào vì môi trường hiện là thách thức quá lớn đối với người dân ven biển, tàn phá sinh kế lâu dài", bà Lan nhận định

Thứ hai là vấn đề quy hoạch - tương quan giữa xây dựng công trình và sự đáp ứng của hạ tầng.

“Vấn đề quy hoạch đang đặt Chính phủ trước thách thức xử lý xung đột giữa một bên là các nhóm lợi ích trong xây dựng bất động sản và một bên là lợi ích cộng đồng. Ai sẽ thắng đây? Lợi ích của đông đảo người dân hay của một nhóm đại gia bất động sản?”, bà Lan nêu câu hỏi.

Thứ ba là thực hiện các đề án tái cơ cấu. “Đề án này Quốc hội đã thông qua rồi, Chính phủ cho biết sẽ lập nhóm đặc nhiệm để thực hiện. Tôi rất mong có một nhóm đặc nhiệm như vậy, đứng ngoài cơ quan quyền lực bình thường để có thể đương đầu với các nhóm lợi ích”.

Thứ tư là phép thử về hội nhập khi một loạt vấn đề trên thế giới xảy ra trong thời gian qua, đòi hỏi Nhà nước phải xem xét một loạt mối quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, EU…

Cuối cùng là các vấn đề xã hội. “Đầu năm nay, chúng ta tiếp nhận báo cáo của Oxfam với thực trạng bất bình đẳng trong xã hội đang diễn ra ghê gớm. Điều này có khả năng gây ra các vấn đề xã hội rất lớn đòi hỏi Chính phủ phải giải quyết quyết liệt”, bà Lan cho hay.

Với chuyên giaPhạm Chi Lan, một trong những băn khoăn lớn nhất hiện nay là "niềm tin về cải cách môi trường kinh doanh trong doanh nghiệp liệu có được nuôi dưỡng, củng cố và duy trì dài hạn hay không?".

Theo vị chuyên gia này, thời gian qua, môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã có nhiều cải thiện nhưng chưa được như kỳ vọng. Lãnh đạo Chính phủ đã thể hiện rõ quyết tâm cải cách với những hành động quyết liệt, một số ít bộ, ngành, địa phương đã chuyển động mạnh, song số chuyển biến chậm chạp vẫn nhiều hơn.

"Chúng ta đặt mục tiêu vươn tới mức trung bình của ASEAN 4, nhưng khi ta cố đạt được các chỉ tiêu thì khoảng cách với các nước ASEAN 4, thậm chí là ASEAN 6 đã tăng lên và xa hơn", bà Lan nói

Minh họa cho mối nghi ngại này là những xáo động ngày từ đầu năm của đời sống kinh tế với chuyện về phí logistic chiếm tới hơn 20% GDP, thuế bảo vệ môi trường xăng dầu có thể tăng tới 8.000 đồng/lít...

Bà Lan cho rằng hiện vẫn còn nhiều khoản chi lãng phí không cần thiết. Về phía thu ngân sách,các phương án tìm cách tăng thuế suất đối với các mặt hàng để bù đắp ngân sách cũng cần phải tính toán kỹ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏedoanh nghiệp trong dài hạn.

“Năm 2017 sẽ có nhiều thử thách mới, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ hơn nữa từ trung ương đến địa phương. Ngoài Chính phủ, cần có sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội”, bà Lan cho biết.

Tuyết Nhung (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia Phạm Chi Lan: Cần bước qua phép thử để vượt giới hạn phát triển