Sau khi xem xét cuộc đối thoại giữa Serbia và Kosovo dưới sự bảo trợ của EU, các chuyên gia thuộc Đại học Columbia khuyến cáo rằng Brussels và Washington phải ép Serbia công nhận Kosovo.

Chuyên gia Mỹ nhấn mạnh Serbia phải công nhận Kosovo để được gia nhập EU

Hà Ngọc Bách | 07/09/2017, 09:25

Sau khi xem xét cuộc đối thoại giữa Serbia và Kosovo dưới sự bảo trợ của EU, các chuyên gia thuộc Đại học Columbia khuyến cáo rằng Brussels và Washington phải ép Serbia công nhận Kosovo.

Trong báo cáo được mang tên Đánh giá thực hiện cuộc đối thoại Kosovo - Serbia được công bố ngày 5.9, các chuyên gia của Đại học Columbia cho rằng cần phải có một lập trường cứng rắn hơn để đẩy nhanh tiến độ cuộc đối thoại giữa Belgrade và Pristina, và nhấn mạnh rằng Serbia phải công nhận Kosovo độc lập.

Báo cáo được đưa ra bởi Chương trình Xây dựng và Bảo vệ Hòa bình tại Học viện Nghiên cứu Quyền con người của Đại học Columbia nhằm tạo ra một đề xuất giúp kết thúc cuộc đàm phán trong 18 tháng.

Đại học Columbia nhấn mạnh "nếu một trong hai bên cản trở tiến trình, EU nên đình chỉ cuộc hòa giải và đóng băng các quỹ hỗ trợ của EU".

Hiện tại, EU có một quan điểm khá nhẹ nhàng trong cuộc hòa giải này khi không đưa ra bất kỳ lộ trình nào ép cả hai bên tham dự phải thực hiện cũng như không đưa ra biện pháp trừng phạt nếu cuộc hòa giải thất bại.

Đại học Columbia cho rằng Serbia cần phải công nhận sự độc lập của Kosovo để có được nền hòa bình bền vững và đây được xem là một nền tảng để thực hiện bình thường hóa quan hệ.

Nhóm chuyên gia Mỹ cũng khuyến cáo EU rằng nên đưa quá trình đàm phán hòa bình này vào tiến trình xin gia nhập EU của Serbia và coi đây là một điều kiện bắt buộc mà Belgrade phải thực hiện.

"Dù Kosovo đã được 114 quốc gia công nhận nhưng Serbia vẫn tiếp tục cản trở nỗ lực được công nhận trên toàn cầu của Kosovo. Đã đến lúc ra quyết định, không còn thời gian để bàn mưu tính kế nữa", David L. Phillips, tác giả của bản báo cáo cho biết.

Bản báo cáo cho rằng việc bình thường hóa quan hệ sẽ bao gồm việc Kosovo được trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc, song song với việc Kosovo và Serbia sẽ được xem xét tiêu chí thành viên của Liên minh châu Âu và được kết nạp vào EU cùng một lúc.

Đối thoại giữa Kosovo vớiSerbia đã được mở ra từ hồi năm 2011, nhưng đến nay chưa có nhiều tiến triển do cả hai bên không đồng thuận trong nhiều vấn đề đàm phán.

Thiên Hà (theo Balkan Insight)
Bài liên quan
Ứng viên vị trí đặc phái viên của ông Trump phụ trách vấn đề Nga - Ukraine
Hãng Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Donald Trump cân nhắc chọn cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Richard Grenell làm đặc phái viên phụ trách vấn đề Nga - Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia Mỹ nhấn mạnh Serbia phải công nhận Kosovo để được gia nhập EU