Các chuyên gia cho rằng, điểm nghẽn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam gồm 3 nhóm: Trong ngắn hạn là bộ máy hành chính hoạt động chưa hiệu quả, lãng phí, tham nhũng, một số chính sách về đất đai chưa phù hợp thực tiễn và chi phí tài chính cao; trung hạn gồm rủi ro kinh tế vĩ mô và rủi ro thể chế vi mô và dài hạn gồm kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực.​

Chuyên gia mổ xẻ những điểm nghẽn đáng lo nhất của nền kinh tế

Trí Lâm | 14/12/2016, 06:29

Các chuyên gia cho rằng, điểm nghẽn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam gồm 3 nhóm: Trong ngắn hạn là bộ máy hành chính hoạt động chưa hiệu quả, lãng phí, tham nhũng, một số chính sách về đất đai chưa phù hợp thực tiễn và chi phí tài chính cao; trung hạn gồm rủi ro kinh tế vĩ mô và rủi ro thể chế vi mô và dài hạn gồm kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực.​

3 điểm nghẽn lớn

Phát biểu tạicuộc tọa đàm "Nghiên cứu chẩn đoán điểm nghẽn tăng trưởng và bản đồ năng lực sản xuất của Việt Nam" diễn ra vào sáng 13.12,GS Ricardo Hausmann, Giám đốc Trung tâm phát triển quốc tế thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cho biết, điểm nghẽn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam gồm 3 nhóm: Điểm nghẽn trong ngắn hạn gồm bộ máy hành chính hoạt động chưa hiệu quả, vẫn còn tình trạng lãng phí, tham nhũng, một số chính sách về đất đai chưa phù hợp thực tiễn và chi phí tài chính cao; trung hạn gồm rủi ro kinh tế vĩ mô và rủi ro thể chế vi mô và điểm nghẽn trong dài hạn gồm kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực.

Theo TS Tô Trung Thành (ĐH Kinh tế Quốc dân), những rủi ro kinh tế vĩ mô có thể kể đến là lạm phát, tỷ giá vẫn còn bất ổn, bội chi ngân sách cao, nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn hơn các nước trong khu vực; hiệu quả sử dụng vốn vay, vốn đầu tư công còn thấp;khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn, cân bằng bên ngoài thiếu bền vững.

Ông Thành cũng cho biết, mức lạm phát của Việt Nam bất ổn hơn so với các nước trong khu vực. Lạm phát Việt Nam bất ổn chủ yếu do nội tại của nền kinh tế. Nguyên nhân có thể kể đến như chính sách tiền tệ đa mục tiêu đã cản trở NHNN đưa ra những khuôn khổ chính sách minh bạch; hiệu lực chính sách tiền tệ không lớn, nợ xấu còn trầm trọng; khu vực tư nhân thiếu niềm tin vào mặt chính sách.

Các chuyên gia trình bày báo cáo tại cuộc tọa đàm - Ảnh: Trí Lâm

Nhận định về kinh tế Việt Nam, Phó trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát cho biết, Việt Nam về cơ bản vẫn theo mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, vốn đầu tư và lao động giá rẻ, chưa dựa nhiều vào tăng năng suất lao động, ứng dụng khoa học – công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

“Tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng chậm lại, chất lượng tăng trưởng thấp. Đe dọa từ biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm những khó khăn cho kinh tế Việt Nam…” – ông Phát nhấn mạnh.

Trong khi đó, theo ông Phát, tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều biến động khó lường, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động mãnh mẽ tới cấu trúc, trình độ phát triển, tốc độ tăng trưởng, mô hình kinh doanh, thị trường lao động… của các quốc gia. Do đó, Việt Nam đang rất cần những giải pháp cụ thể để có thể tận dụng được lợi thế, nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

GS Ricardo Hausmann cho rằng, tiềm năng sản xuất của Việt Nam trong thời gian tới là ở các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao như máy móc, điện tử… và một số lĩnh vực nông nghiệp cần được chú trọng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm.

Chuyên gia này cho rằng, để nâng cao chuỗi giá trị, những tỉnh thành phát triển cần tập trung vào thu hút và phát triển năng lực sản xuất mới từ các nhà đầu tư nước ngoài. Các tỉnh thành khác cần thúc đẩy thế mạnh của địa phương mình, tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài thông qua ưu đãi về đất đai, về thuế, cải cách hành chính.

“Để nâng cao năng suất, Việt Nam cần di chuyển doanh nghiệp sang vị trí thích hợp hơn, thay đổi cấu trúc ngành nghề, hoặc giúp các doanh nghiệp chuyển từ ngành nghề có giá trị gia tăng thấp sang ngành nghề có giá trị gia tăng cao”, giáo sư Ricardo Hausmann nói.

Hệ thống tài chính là nguy cơ đáng sợ nhất!

TS Lê Xuân Nghĩa thì lại cho rằng, những nhận định trên đều đúng nhưng có lẽ không nghiêm trọng đến mức như vậy.

Theo ông Nghĩa, về nợ công,đã có rất nhiều dự báo về những nguy cơ về nợ công của Việt Nam. Tổng số thu ngân sách mỗi năm dành cho chi thường xuyên khoảng 64%, 15% trả nợ, còn lại thì đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Các nước thì không dùng ngân sách cho cơ sở hạ tầng, chỉ là chi thường xuyên và trả nợ.

“Vay nợ công mới để trả nợ công cũ là điều hiển nhiên, Chính phủ nào cũng làm. 5 năm tới thì chưa thể có khủng hoảng tài chính, nợcông, nhưng trong dài hạn thì có nguy cơ vàcần phải đề phòng từ bây giờ” – ông Nghĩa nói.

Nguy cơ đáng sợ nhất của Việt Nam ở cả ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nằm ở hệ thống tài chính. Số lượng nợ xấu đang phải gánh có nhiều con số khác nhau nhưng rõ ràng là con số rất khổng lồ. Gần như nguồn lực, cơ chế để xử lý nó thì đang có vấn đề.

“Nếu không có nguồn lực nào đột biến thì phải mất tới 10 năm mới có thể giải quyết được nợ xấu, nhưng trong 10 năm đó ai dám chắc nợ xấu lại không tiếp tục tăng lên” – ông Nghĩa nói.

Chuyên gia ngân hàng Cấn Văn Lực đồng tình với nhận định của ông Lê Xuân Nghĩa về nguy cơ của nợ xấu và cho rằng đây là điểm nghẽn cực kỳ lớn của doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế.

“Đất nước nào có có sự phát triển về thị trường tài chính tốt hơn thì cơ hội tăng trưởng, phát triển đất nước đó sẽ ở mức độ khả thi hơn. Tín dụng tăng thêm 1% thì GDP có cơ hộităng thêm 0,13%” – ông Lực nhấn mạnh.

Theo ông Lực, thị trường tài chính phát triển rất nhanh, nhưng kinh tế vẫn chủ yếu lệ thuộc vào nguồn vôn từ ngân hàng, thị trường vốn còn có vai trò hết sức khiêm tốn.

“Khu vực kinh tế tư nhân có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Tuynguồn vốn dành cho tư nhân có tăng lên nhưng còn quá khiêm tốn so với vai trò của khu vực này, chi phí phi chính thức lại cao. Trong khi đó, kinh tế nhà nước lại luôn được ưu tiên hơn rất nhiều nhưng đóng góp của kinh tế nhà nước còn rất hạn chế” – ông Lực nói.

Chuyên gia này cho rằng, nếu giảm được chi phí không chính thức sẽ tháo gỡ được một điểm nghẽn rất quan trọng. Chi phí tài chính của doanh nghiệp càng cao thì đầu tư tư nhân càng giảm, có tác động gián tiếp đến nền kinh tế.

Hoàng Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia mổ xẻ những điểm nghẽn đáng lo nhất của nền kinh tế