Khoảng thời gian 1.346 ngày ngồi tù oan, với ông là chuỗi ngày sống trong địa ngục. Nhưng gần 10 năm ông trần ai  đội đơn đi khắp nơi, gõ cửa từng cơ quan chức năng nhằm đòi bồi thường oan sai và tìm kiếm một lời xin lỗi còn cay đắng, cơ cực hơn nhiều.

Chuyện đời cay đắng của người đàn ông 1.300 ngày ngồi tù oan

Một Thế Giới | 21/01/2015, 10:18

Khoảng thời gian 1.346 ngày ngồi tù oan, với ông là chuỗi ngày sống trong địa ngục. Nhưng gần 10 năm ông trần ai  đội đơn đi khắp nơi, gõ cửa từng cơ quan chức năng nhằm đòi bồi thường oan sai và tìm kiếm một lời xin lỗi còn cay đắng, cơ cực hơn nhiều.

Một ngày cuối năm 2001, bà Hoàng Thị Kim A (ngụ quận Tân Bình, TP HCM) được phát hiện chết trong phòng ngủ với nhiều vết thương ở đầu và mặt, các vật dụng trong nhà bị lục tung. Người nhà cho biết bị mất 60-80 triệu đồng và 5-6 lượng vàng.
Bị cáo buộc ông tội giết người, kêu cứu khắp nơi 
Hai tháng sau, ông Trương Bá Nhàn đang làm rẫy ở Bình Phước thì bị công an TP.HCM tìm đến bắt giữ ông và sau đó ông bị cáo buộc ông tội giết người cướp của.
Cơ sở để Công an TP HCM bắt giữ ông Nha là dấu vân tay thu được tại mặt trong hộc tủ. Sau khi lấy mẫu vân tay của nhiều người, cơ quan giám định kỹ thuật hình sự Công an TP HCM kết luận: "Dấu vân tay phát hiện bên trong hộc tủ bằng gỗ ở phòng ngủ nạn nhân với dấu tay ngón “nhẫn phải” trên chỗ bản mẫu so sánh mang tên Trương Bá Nhàn là do ngón tay của cùng một người in ra”. 
Quá trình điều tra, ông Nhàn kêu oan, giải thích là anh em bà con với chồng nạn nhân, thường qua lại như người một nhà. Khoảng một tuần trước khi xảy ra vụ án, ông vào phòng ngủ kê giùm tủ cho bà A, chắc có đụng tay vào hộc tủ đựng tiền nên để lại dấu vân tay. 
“Tôi mừng lắm, không biết nói sao. Lời xin lỗi của họ là niềm hy vọng duy nhất cho tôi làm lại cuộc đời", ông Nhàn nói.
Ngoài ra, ông Nhàn khai trước đó ông có tâm sự với chồng nạn nhân rằng mẹ vợ ông vừa bán đất được chừng ấy vàng, nhờ vợ chồng ông cất giữ. Không ngờ, lời khai của chồng nạn nhân về số vàng đã mất gần khớp với số vàng mẹ vợ ông bán đất gửi ông cất giữ. 
Tất nhiên, cơ quan điều tra thu giữ số vàng này. May sao, lời khai của mẹ vợ ông Nhàn trùng khớp với lời khai của ông Nhàn. Người mua đất cũng khai y chang vậy. 
Đặc biệt, người mua đất khai khi giao vàng ông còn ký tên lên miếng vàng. Kiểm tra số vàng thì thấy có chữ ký của người mua đất. Chứng cứ kết tội bị phá sản.
Cuối cùng, tháng 9-2006, ông Nhàn được tại ngoại và một tháng sau đó ông được đình chỉ điều tra với lý do đã hết thời hạn điều tra nhưng không đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội. 
Tháng 9-2006, ông Nhàn làm đơn yêu cầu VKSND TP bồi thường oan hơn 700 triệu đồng cho 1.346 ngày bị giam oan. Cục Bồi thường Nhà nước từng có văn bản khẳng định VKSND TP.HCM phải bồi thường oan cho ông Nhàn. 
Cục cũng đã có công văn gửi VKSND Tối cao yêu cầu chỉ đạo VKSND TP giải quyết. Thế nhưng ông vẫn không được bồi thường.
Cuối năm 2013 và đầu năm 2014, khi tiếp ông Nhàn, kiểm sát viên trực tiếp thụ lý vụ việc cũng hứa tương tự. Trước đó nữa, nhiều lần ông Nhàn đến liên hệ đề nghị viện giải quyết bồi thường oan nhưng chỉ nhận được lời hứa sẽ xem xét sau. 
Vò võ nhiều năm từ ngày bị bắt rồi được thả, ông đội đơn khắp nơi kêu cứu nhưng không được phúc đáp. 
Chuyen doi, cay dang, truy to oan, giet nguoi, cuop cua
Ông Trương Bá Nhàn: Ngày bước chân ra tù, tôi chẳng có nghề nghiệp, không tài sản
Mãi đến ngày 19.1 vừa qua, VKSND TP.HCM mới ký biên bản thỏa thuận bồi thường 295 triệu đồng cho ông. Ngoài ra người đàn ông này còn yêu cầu VKSND TP.HCM phải xin lỗi công khai tại chỗ ở thuộc quận Bình Thạnh và có sự tham dự của chính quyền địa phương. Đồng thời đăng lời xin lỗi lên 1 tờ báo trung ương và 1 tờ báo địa phương. 
Ông Nhàn cho biết, sau khi ký biên bản thỏa thuận, trong vòng 1 tuần đến 10 ngày, VKSND TP.HCM sẽ ra quyết định bồi thường oan sai. 
“Tôi mừng lắm, không biết nói sao. Lời xin lỗi của họ là niềm hy vọng duy nhất cho tôi làm lại cuộc đời. Dù tôi biết, những gì tốt đẹp của đời mình đã ở sau lưng, mất rồi không tìm lại được. Nhưng ít ra tôi sẽ sống thanh thản”-ông Nhàn nói. 
Chuyen doi, cay dang, truy to oan, giet nguoi, cuop cua
Biên bản chấp nhận xin lỗi và bồi thường của Viện KSND TP.HCM
Chuỗi ngày sống trong cay đắng, địa ngục
Trước mặt chúng tôi là một người đàn ông 53 tuổi gầy gò, giọng nói nhẹ nhàng hiền từ. Mỗi lần nhắc đến vụ án gần 15 năm về trước, ông chực khóc.
“Tôi chỉ mong sao lần này người ta xin lỗi, bồi thường thật sự. Chừng ấy năm ngược xuôi, tôi cần nhất là một lời xin lỗi của những người gây oan sai cho mình. Tiền bạc không thể mua lại được những gì đã mất nữa rồi”- giọng rưng rức, ông Nhàn kể. 
Mình đâu trách được người ta. Cái án đã mang vào thân thì dù oan sai, người ta cũng sợ khủng khiếp lắm.
Khoảng thời gian 1.346 ngày ngồi tù oan, với ông là chuỗi ngày sống trong địa ngục. Nhưng gần 10 năm ông trần ai  đội đơn đi khắp nơi, gõ cửa từng cơ quan chức năng nhằm đòi bồi thường oan sai và tìm kiếm một lời xin lỗi còn cay đắng, cơ cực hơn nhiều. 
“Trong đơn yêu cầu bồi thường, tôi chấp nhận không thiệt hại gì về sức khỏe. Có những khoản mà tôi yêu cầu bồi thường, họ yêu cầu phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh. Thật tình cho tôi hỏi chứ người nông dân nào ở đất nước này mà có giấy tờ chứng minh các khoản thu nhập, lương hàng tháng đâu chứ…”, ông Nhàn giải bày. 
Đi đến đâu, ông cũng được hướng dẫn chờ, rồi hứa hẹn giải quyết, chờ lâu tới mức có lúc ông không còn tin vào công lý. Đến mức ông tưởng cuộc đời mình coi như bỏ đi.
Ông Nhàn kể: Từ ngày bị vướng lao lý, cuộc sống gia đình ông đảo lộn hoàn toàn. Ngày ông bị bắt, người vợ ông đang mang thai đứa con trai 6 tháng không hiểu chuyện gì, gần như đổ khuỵu xuống. Đến khi được trả tự do, ông mang mặc cảm của người không còn tiền bạc, tài sản. 
Ngày bước chân ra khỏi trại giam Chí Hòa, ông vội vã trở về nhà thì chát đắng biết rằng không khí xưa, tình cảm xưa đã khác. Vợ ông không còn yêu thương ông nữa. Gia đình bên vợ cũng tránh mặt, không muốn tiếp xúc với ông. 
“Mình đâu trách được người ta. Cái án đã mang vào thân thì dù oan sai, người ta cũng sợ khủng khiếp lắm”-ông nói, chực rơi nước mắt. 
Ông chua chát bảo, người ta quen gọi mình là người phạm tội nên đi đâu, làm gì cũng bị coi thường, soi mói. Cuộc sống nặng nề đến ngộp thở.
Bản thân vợ ông cũng trải qua khoảng thời gian cay cực khôn xiết. Vợ ông là nhân viên nhà nước, sau khi ông bị bắt, bà gặp sức ép quá lớn từ dư luận, từ cơ quan. Chán nản, bà nghỉ việc.
Ra tù, mất gia đình, ông Nhàn tứ cố vô thân. Trước ông có 5,6ha vườn cà phê, điều ở Bình Phước. Thế nhưng khi ông bị bắt giữ dính vào điều tiếng oan nghiệt giết người cướp của thì ở nhà, gia đình ông đã bán tháo, bán đổ. Ngày bước chân ra tù, chẳng nghề nghiệp, không tài sản… 
Ông chua chát bảo, người ta quen gọi mình là người phạm tội nên đi đâu, làm gì cũng bị coi thường, soi mói. Cuộc sống nặng nề đến ngộp thở. Ông phải dạt về “cố hương”, Quảng Ngãi, để làm chân bảo vệ trong một trường học. 
Đuộc chừng gần 3 năm, tức năm 2010 cha ông qua đời ông phải về thọ tang. Khi quay lại thì trường cho thôi việc, ông lại dạt lên Đắc Lắc làm thuê với công việc trông coi vườn, rẫy cho người khác để hưởng mức tiền công 2 – 2,5 triệu đồng/tháng. 
Tiền công hàng tháng nhận được, ông dùng vào việc bắt xe đò xuống TP.HCM đội đơn tìm đến các cơ quan chức năng để yêu cầu bồi thường oan sai. Ngót nghét chục năm trời, bây giờ ông mới được minh oan thật sự.

Nhật Tường

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện đời cay đắng của người đàn ông 1.300 ngày ngồi tù oan