Chiều 9.1, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở khắp 63 tỉnh thành.

'Chương trình giáo dục phổ thông mới hoàn toàn dựa vào đội ngũ nhà giáo'

Hải Yến | 09/01/2019, 20:02

Chiều 9.1, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở khắp 63 tỉnh thành.

Còn thiếugần 76.000 giáo viên để đáp ứng chương trình Giáo dục phổ thông mới

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một trong những nhiệm vụ lớn và quan trọng của ngành. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định kết quả của triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới phụ thuộc vàothực tiễn, trong đó có đội ngũ nhà giáo, từ giáo viên, hiệu trưởng đến nhà quản lý.

“Thành bại của chương trình giáo dục phổ thông mới dựa vào đội ngũ nhà giáo, từ thừa thiếu ra sao, đào tạo thế nào. Đây cũng là một trong những trọng tâm của ngành trong năm 2019”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Về giáo viên và cơ sở vật chất trường lớp, hiện đang thừa thiếu cục bộ giáo viên. Do đó, Bộ GD-ĐT đã giao cho các đơn vị thực hiện rà soát giáo viên để có đề xuất với Bộ Nội Vụtuyển sinh, đồng thời tính toán lại định mức công việc của giáo viên để có thể đáp ứng được chương trình mới. Khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, sẽ không thiếu giáo viên vì đội ngũ cần để dạy chương trình mới và chương trình cũ không chênh lệch nhiều nên không lo về nguồn tuyển.

Ngay sau khi nghe Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thông tin, đạidiện Cục nhà giáo, Bộ GD-ĐT cho biết, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học đã đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo. Theo báo cáo của các Sở GD-ĐT, so với nhu cầu sử dụng theo định mức quy định, số giáo viên còn thiếu sau khi đã được giao thêm biên chế để tuyển dụng là: 75.989 người (Mầm non: 43.732 người; Tiểu học: 18.953 người; THCS: 10.143 người; THPT: 3.161 người. Riêng cấp THCS, hiện nay có tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các môn học ở một số cơ sở giáo dục, giữa các địa phương trong một tỉnh mà không điều tiết được và giữa các tỉnh/thành phố, nên đến thời điểm hiện tại toàn quốc thiếu 10.143 giáo viên THCS một số môn nhưng vẫn thừa 12.165 giáo viên THCS môn khác.

Tổng số cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông: 103.432 người (mầm non: 37.589, tiểu học: 34.635, THCS: 23.808, THPT: 7.400).

Trong thời gian tới, Bộ nội vụ sẽ phối hợp với Bộ GD-ĐT tiến hành rà soát vấn đề biên chế, hợp đồng lao động đối với giáo viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Giáo dục và đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để giải quyết những khó khăn, bất cập của các địa phương nhằm bảo đảm không để xảy ra tình trạng có trường, lớp, học sinh mà không có giáo viên giảng dạy.

GS Nguyễn Minh Thuyết giới thiệu Chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương trình Giáo dục phổ thông mới xây dựng theo mô hình phát triển năng lực

Cũng trao đổi tại hội nghị, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn.

Theo mô hình này, kiến thức vừa là “chất liệu”, “đầu vào” vừa là “kết quả”, “đầu ra” của quá trình giáo dục. Do đó, học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế.

Còn ở chương trình giáo dục phổ thông mới thì đượcxây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng.

Chương trình có sự phân hóa, cá thể hóa rất rõ, bởi năng lực là yếu tố có sẵn trong người kết hợp với thời gian tập luyện. Trong quá trình dạy học, giáo viên không còn là người truyền thụ đơn thuần mà còn phải tổ chức hoạt động để học sinh lĩnh hội, vận dụng kiến thức đó vào thực tế. Đặc biệt chương trình cũng đặt ra vấn đề giảm tải, tạo điều kiện cho học sinh vừa đỡ vất vảvừa hiệu quả như giảm số môn học, tiết học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tránh áp đặt, một chiều…

Chương trình giáo dục phổ thông mới chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học. Việc xây dựng chương trình tổng thể, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kết nối này.

Về thời lượng dạy học, tuy chương trình mới có thực hiện giảm tải so với chương trình hiện hành nhưng những tương quan về thời lượng dạy học giữa các môn học không có sự xáo trộn. Về phương pháp giáo dục, phương pháp giáo dục mới phát huy tính tích cực của học sinh, khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ một chiều.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, để giảm tải một cách triệt để đòi hỏi phải hạn chế được tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan. Tuy nhiên, điều này nằm ngoài phạm vi của chương trình nên phụ thuộc vào nỗ lực của toàn xã hội.

Bài và ảnh: Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Chương trình giáo dục phổ thông mới hoàn toàn dựa vào đội ngũ nhà giáo'