Hôm nay 2/6, Quốc hội dành cả buổi sáng để tiếp tục thảo luận hội trường về phát triển kinh tế - xã hội và kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu. Phiên làm việc được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.

Chương trình của Quốc hội ngày 2.6: Tiếp tục thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội

theo VOV | 02/06/2022, 06:25

Hôm nay 2/6, Quốc hội dành cả buổi sáng để tiếp tục thảo luận hội trường về phát triển kinh tế - xã hội và kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu. Phiên làm việc được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.

Trước đó, trong cả ngày 1.6, Quốc hội cũng đã tập trung thảo luận về hai nội dung quan trọng của Kỳ họp thứ 3.

Nhiều vấn đề làm “nóng” nghị trường

Nhìn chung, các ý kiến cơ bản tán thành và thống nhất cao với những nhận định về kết quả đạt được trong Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2021 và những tháng đầu năm 2022.

Chính phủ đã thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát lạm phát, tốc độ tăng trưởng đạt khá, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, kịp thời ban hành chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế giá trị gia tăng, góp phần giảm bớt áp lực tăng giá xăng dầu, thực phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cho doanh nghiệp và người dân.

Nguồn cung và dự trữ xăng dầu trong nước được bảo đảm trong điều kiện nguồn cung và giá xăng dầu thế giới nhiều biến động, ổn định thị trường điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm, đặc biệt là chính sách an sinh xã hội đạt được những kết quả tích cực, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và sự ổn định chính trị, xã hội.

Trong quá trình ứng phó đại dịch COVID-19, Đảng, Nhà nước ta đã kiên định mục tiêu bảo vệ quyền con người, bảo hộ công dân, bảo đảm sức khỏe và tính mạng của nhân dân với những chủ trương, quyết sách mạnh mẽ, nhân văn và đã được triển khai thực hiện rất kịp thời.

Bên cạnh đó, các đại biểu cung chỉ rõ những hạn chế và khó khăn, phân tích nguyên nhân và gợi ý các giải pháp, biện pháp, đề nghị Chính phủ chỉ đạo, điều hành đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới.

Không ít ý kiến băn khoăn khi cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều được Quốc hội xem xét thông qua chủ trương từ khá sớm, trong đó chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn được Quốc hội thông qua từ cuối nhiệm kỳ khóa XIV, nhưng cho đến nay, việc triển khai phân bổ vốn chỉ vừa mới được quyết định ngay trước ngày khai mạc kỳ họp thứ 3.

Cử tri rất quan tâm và mong muốn Chính phủ khẩn trương hơn nữa đối với 3 chương trình mục tiêu này nhằm hỗ trợ không chỉ cho từng hộ gia đình mà còn giúp địa phương phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ.

Nhiều đại biểu cũng cho rằng cần có chế tài xử lý người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước không hoàn thành hoặc không triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Báo cáo Chính phủ cho thấy năm nay lại như các năm trước tiếp tục phản ánh công tác cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước không đạt yêu cầu, còn nhiều khó khăn. Đại biểu đề nghị phân tích, đánh giá lại một cách thấu đáo hơn, đâu là nguyên nhân cốt lõi, tại sao lại khó thực hiện đến vậy?

Bên cạnh đó, không ít ý kiến bày tỏ bức xúc trước hành vi móc ngoặc, bắt tay, tham nhũng, trục lợi... từ phòng, chống dịch; “thổi” giá đất, thâu tóm thị trường chứng khoán đến đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước.

Thống nhất tiếp tục thí điểm xử lý nợ xấu

Liên quan việc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21.6.2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21.6.2017, đại biểu đánh giá Nghị quyết 42 đã tạo cơ chế xử lý hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm các khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Đặc biệt, sau khi Nghị quyết 42 ban hành có hiệu lực, ý thức trả nợ của khách hàng được nâng cao, một số quy định tại Nghị quyết 42 đã được các tổ chức tín dụng, VAMC áp dụng có hiệu quả trên thực tế.

Cùng với ngành ngân hàng, các bộ, ngành, cơ quan liên quan đã vào cuộc để thúc đẩy mạnh mẽ hơn công tác xử lý nợ xấu, tạo sự thay đổi đáng kể về nhận thức, trách nhiệm của các bên liên quan từ khi nghị quyết có hiệu lực.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Do vậy, đại biểu Quốc họi đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động, phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết.

Theo đó, đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước hiện nay, khi kinh tế thế giới giai đoạn 2021-2025 được dự báo diễn biến khó lường, sự tác động bất lợi do tình hình dịch bệnh Covid - 19 bùng phát toàn cầu thời gian qua.

Xất phát từ những lý do nêu trên, nhiều đại biểu thống nhất cao chủ trương Quốc hội thông qua việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại kỳ họp này để tránh tạo ra khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực thi hành.

Đồng thời, có ý kiến đề nghị Chính phủ, Ngân hàng nhà nước trong thời hạn kéo dài thực hiện nghị quyết cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá các vấn đề thực tiễn đặt ra, đề xuất luật hóa quy định về xử lý nợ xấu nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định cho công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, đáp ứng yêu cầu khơi thông nguồn vốn, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước./.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chương trình của Quốc hội ngày 2.6: Tiếp tục thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội