Một hệ thống chứng minh thư kỹ thuật số giống như Aadhaar – một nền tảng tương tự tại Ấn Độ, sẽ đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng tại châu Phi không hề thua kém các con đường mà Trung Quốc xây dựng tại lục địa này.

Chứng minh thư kỹ thuật số – con đường cao tốc mới cho châu Phi

Anh Đủ | 08/10/2018, 11:07

Một hệ thống chứng minh thư kỹ thuật số giống như Aadhaar – một nền tảng tương tự tại Ấn Độ, sẽ đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng tại châu Phi không hề thua kém các con đường mà Trung Quốc xây dựng tại lục địa này.

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã đầu tư hơn 125 tỷ USD vào châu Phi để xây dựng các cảng biển, đường cao tốc, sân bay, đường sắt và những cơ sở hạ tầng khác. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình còn cho biết thêm rằng 60 tỷ đô la khác sẽ tiếp tục được cung cấp bởi họ nghĩ rằng “cơ sở hạ tầng không đầy đủ được cho là nút thắt cổ chai lớn nhất đối với sự phát triển của châu Phi”.

Sự hào phóng của Trung Quốc chắc chắn đem lại nhiều lợi ích cho lục địa đen. Tuy nhiên, một sự đổi mới sáng tạo của Ấn Độ có thể là những gì các nước châu Phi thực sự cần.

Hệ thống nhận dạng sinh trắc học Aadhaar của Ấn Độ đã cấp cho hàng trăm triệu công dân quốc gia này một chứng minh thư (ID) di động, cho phép họ nhận các dịch vụ của chính phủ, mở tài khoản ngân hàng và tham gia vào các hoạt động chính thức nền kinh tế. Nhu cầu về công nghệ này ở châu Phi rất cấp thiết: Theo Ngân hàng Thế giới, tại châu lục này, khoảng 502 triệu cá nhân không có chứng minh thư (identity-less), một nửa trong tổng số toàn cầu và chiếm khoảng 40% dân số châu Phi. Vấn đề còn tệ hơn với phụ nữ, những người đóng vai trò quan trọng với tài chính gia đình ở nhiều nước châu Phi. Ở các nước có thu nhập thấp được Ngân hàng Thế giới khảo sát, hơn 45% phụ nữ thiếu chứng minh thư, so với 30% ở nam giới.

Những công dân này phải đối mặt với những thách thức lớn về chính trị và xã hội. Các dịch vụ như giáo dục, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi thường được cung cấp dựa trên những công nhân có chứng minh thư và bỏ qua những người không có chúng. Điều này làm cho cuộc sống của những người không có chứng minh thư càng thêm khó khăn.

Ở nhiều quốc gia châu Phi, các cá nhân được yêu cầu phải cung cấp chứng minh thư khi đăng ký điện thoại di động hoặc đăng ký các dịch vụ giá trị gia tăng như hệ thống ví di động dựa trên điện thoại phổ thông rất phổ biên tại đây. Việc có được một tài khoản ngân hàng chính thức thậm chí còn khó khăn hơn. Điều này lý giải tại sao hơn một nửa dân số châu Phi vẫn chưa tham gia vào mạng lưới hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, những người không có chứng minh thư cũng không thể tham gia bầu cử. Tất cả những điều này càng củng cố thêm sự cô lập kinh tế của họ trong xã hội.

Hệ thống Aadhaar của Ấn Độ tạo ra một mã số nhận dạng duy nhất gồm 12 chữ số cho mỗi công dân, được ban hành trên cơ sở dữ liệu sinh trắc học và nhân khẩu học. Dữ liệu được lưu trữ tập trung và đăng ký miễn phí, đơn giản và thủ tục nhẹ nhàng. Ngay từ đầu, những nỗ lực đặc biệt này được thực hiện để giúp phụ nữ đăng ký phụ nữ và đảm bảo rằng việc sinh nở được ghi nhận (nhằm bảo đảm cho họ nhận được những khoản trợ cấp phúc lợi).

Theo hầu hết các số liệu ghi nhận được, tính đến này, có thể xem như hệ thống Aadhaar đã thành công. Hơn 1,2 tỷ người Ấn đã đăng ký, bao gồm cả ở những khu vực nông thôn bị ngắt kết nối với nền kinh tế kỹ thuật số hiện đại, Aadhaar trở thành cơ sở dữ liệu sinh trắc học lớn nhất thế giới. Nó giúp người dân tiếp cận các dịch vụ của chính phủ tốt hơn và ngược lại, các dịch vụ của chính phủ cũng được phân phối hiệu quả hơn đến người dân. Theo một cuộc khảo sát gần đây, hơn ba phần tư số tài khoản ngân hàng mới tại ba bang của Ấn Độ đã được mở bằng dữ liệu sinh trắc học của Aadhaar. Bên cạnh đó, việc đăng ký sử dụng điện thoại cũng bùng bổ.

Dĩ nhiên không phải tất cả những lợi ích trên sẽ được duy trì rộng rãi. Mối quan tâm về quyền riêng tư, tính bảo mật và sự can thiệp quan liêu đang bắt đầu hạn chế khả năng sử dụng Aadhaar đối với khu vực tư nhân. Nhưng những điều này không thể phủ nhận giá trị mà Aadhaar mang lại.

Tại một hội nghị bàn tròn của Liên Hợp Quốc diễn ra vào tháng 09 vừa qua, Ngân hàng Thế giới ước tính sẽ tốn 6 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu đăng ký dân sự và nhận dạng số của châu Phi vào năm 2030. Hiện tại, có ít nhất 23 dự án đang được tiến hành. Một số triển khai tại các quốc gia cụ thể. Trong khi đó, một số khác giải bài toán liên quốc gia, tập trung vào các giải pháp khu vực được thiết kế để đảm bảo rằng các chứng minh thư mới có khả năng tương thích liên quốc gia.

Những lợi ích tiềm năng là rất lớn. Việc đăng ký phụ nữ và sinh sản có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiềm chế các mối đe dọa từ vấn nạn kết hôn trẻ em và buôn bán tình dục. Châu Phi cũng là nơi có tỷ lệ nữ doanh nhân cao nhất thế giới (hơn một phần tư phụ nữ trưởng thành ở vùng cận Sahara châu Phi tham gia vào hoạt động kinh doanh trong giai đoạn đầu). Chứng minh thư kỹ thuật số cho phép họ có được tài khoản ngân hàng, tiết kiệm tài sản, đăng ký đất đai nhà cửa và chính thức hóa doanh nghiệp của họ.

Một hệ thống toàn lục địa tương tự như Aadhaar thậm chí còn có lợi hơn. Châu Phi là nơi có lượng lớn di cư kinh tế nội lục (tức từ quốc gia này sang quốc gia khác nhưng vẫn ở trong châu lục này), và những cá nhân vượt biên giới mà không có chứng minh thư được công nhận buộc phải sử dụng các kênh ngầm để làm giấy tờ. Điều này thúc đẩy các hoạt động bất hợp pháp.

Nếu có một hệ thống tương tự như Aadhaar, những người di cư có thể đã từng bị khai thác trong quá khứ sẽ có cơ hội khẳng định quyền công dân của họ, cả trong và ngoài nước. Điều đó có thể đặc biệt có giá trị đối với một lượng lớn dân số lớn của châu Phi, những người bị buộc phải di dời vì bạo lực.

Trên tất cả, một Aadhaar châu Phi sẽ giúp thúc đẩy các sáng kiến kỹ thuật số và di động trong một khu vực vốn thể hiện tính tiên phong trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) và thể hiện khả năng nhảy vọt trong ứng dụng công nghệ. Càng có nhiều tài khoản di động được đăng ký thì càng có thêm cơ hội hơn để tận dụng lĩnh vực kỹ thuật số mới nổi của châu Phi.

Vào thời điểm Châu Phi đang xây dựng nhiều đường cao tốc hơn bao giờ hết, thì hệ thống chứng minh thư kỹ thuật số có thể là một “con đường cao tốc khác” thật sự cần.

Đức Tâm(theo Bloomberg)

    Bài liên quan

    (0) Bình luận
    Nổi bật Một thế giới
    Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
    4 giờ trước Sự kiện
    Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
    Đừng bỏ lỡ
    Mới nhất
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
    Chứng minh thư kỹ thuật số – con đường cao tốc mới cho châu Phi