Thời gian qua, các bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm, nhưng những bệnh không lây nhiễm lại có xu hướng tăng. Những bệnh không lây đang trở thành “kẻ giết người thầm lặng” mà chưa có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm quản lý cũng như tổ chức phòng chống loại bệnh này.

Chưa có đầu mối quản lý, các bệnh không lây nhiễm gia tăng chóng mặt

Hồ Quang | 16/05/2016, 19:20

Thời gian qua, các bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm, nhưng những bệnh không lây nhiễm lại có xu hướng tăng. Những bệnh không lây đang trở thành “kẻ giết người thầm lặng” mà chưa có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm quản lý cũng như tổ chức phòng chống loại bệnh này.

Báo động về các bệnh không lây nhiễm

Đó là thông tin mà Bộ Y tế cho biết tại Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia ngành y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 diễn ra ngày 16.5.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số lượng người mắc các bệnh không lây nhiễm ngày một gia tăng. Hiện Việt Nam có khoảng 13 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp, gần 3 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, hơn 2 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản; đặc biệt mỗi năm có thêm 125.000 người mắc ung thư mới.

Các bệnh không lây nhiễm đang có tỷ lệ tử vong rất cao, cứ 10 người chết thìcó đến 7 người do các bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, điều đáng nói làđến nay các bệnh không lây nhiễm vẫn chưa có một đầu mối tổ chức, quản lýtrong việc phòng chống yếu tố nguy cơ, dự phòng, phát hiện sớm và quản lý bệnh tại cộng đồng.

Ngoài ra, hiện nay mỗi bệnh không lây nhiễm do một bệnh viện chuyên ngành đứng ra làm đầu mối quản lý, chứ chưa có một đơn vị làm đầu mối chung cho các bệnh không lây nhiễm.

Ông Nguyễn Văn Tân – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ( Bộ Y tế) cho rằngđể mỗibệnh không lây nhiễm cho mộtbệnh viện nào đóđứng ra làm đầu mối quản lý và thực hiện phòngchống là không hiệu quả. “Các bệnh viện giống như một nhạc công, chỉ là người thể hiện bản nhạc đó, chứ đâu phải là người sáng tác bản nhạc nên không thể để những nơi này làm công tác quản lý mà cần phải có một đơn vị nào đó. Có thể đơn vị này không giỏi về các loại bệnh không lây nhưng biết quản lý chung”, ông Tân nói.

PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Ytế dự phòng (Bộ Y tế) thừa nhậncác chính sách phòng chống bệnh không lây nhiễm chưa đầy đủ; công tác thông tin giáo dục truyền thông chưa hiệu quả; nhân lực y tế trong lĩnh vực các bệnh không lây nhiễm chưa đảm bảo về chất lượng và số lượng. Đặc biệt, hệ thống giám sát các bệnh không lây nhiễm còn phân tán dẫn đến việc thu thập thông tin chưa được chuẩn hóa, thiếu cập nhật.

Thành lập một đầu mối quản lý

Theo Bộ Y tế, trong 4 chương trình mục tiêu quốc gia do bộ này quản lý (gồm y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống HIV/AIDS) có khá nhiều những chỉ tiêu đưa ra chưa đạt, trong đó tập trung chủ yếu ở các bệnh không lây nhiễm trong chương trình mục tiêu quốc gia y tế .

Điển hình, trong chỉ tiêu đưa ra tỷ lệ bệnh nhân ung thư được phát hiện sớm nhằm giảm tỷlệ tử vong của một số loại ung thư bao gồm ung thư vú, cổ tử cung, khoang miệng, đại trực tràng phải đạt từ 5% đến 10%; thế nhưng kết quả chỉ đạt chưa đầy 5%. Hay đối với căn bệnh đái tháo đường, chỉ tiêu đề ra là phải có 100% cán bộ tham gia dự án được đào tạo về biện pháp dự phòng, phát hiện sớm, quản lý và điều trị đối tượng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, nhưng kết quả chỉ đạt 98%. Lẽ ra100% bệnh viện phải có khoa nội tiết nhưng mới chỉ đạt được 56%...

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằngviệc các chỉ tiêu trong chương trình mục tiêu quốc gia do ngành y tế quản lý chưa đạt, nhất là ở các bệnh không lây nhiễm là do chưa có một đầu mối chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện. “Chính vì các địa phương không có một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý các bệnh không lây nhiễm nên khi tôi hỏi có bao nhiêu bệnh nhân ung thư, bao nhiêu bệnh nhân bị tim mạch, huyết áp cao… không một địa phương nào trả lời được”, bà Tiến thẳng thắn phê bình.

Cũng theo bà Tiến, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến các bệnh không lây nhiễm nhưhuyết áp cao, tim mạch, đái tháo đường, ung thư… đang gia tăng một cách chóng mặt. Riêng bệnh cao huyết áp chiếm khoảng 30 -40% dân số. “Nếu chúng ta không quản lý và điều trị bệnh này để đến khi bị tai biến thìviệc điều trị sẽ cực kỳ tốn kém, không những tốn kém tiền bạc của người bệnh mà còn tạo ra gánh nặng cho xã hội. Hiện nay chi phí mà bảo hiểm y tế chi trả cho những bệnh nhân này là rất lớn”, bà Tiến chia sẻ.

Trước tình hình trên, bà Tiến cho biếttới đây Vụ Tổ chức cán bộ sẽ phối hợp Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cùng với các vụ, cục khác của Bộ ngồi lại bàn bạc với nhau trên cơ sở học hỏi các nước để đề xuất một đầu mối quản lý. “Chậm nhất là vào tháng 8 tới phải hoàn thành và báo cáo lại. Đối với các địa phương, cũng tự nghiên cứu, đề xuất mô hình, giải pháp phù hợp. Trên cơ sở đó, cuối cùng chọn mô hình nào có lợi cho ngành y tế, cho dân nhất chứ không phải như hiện nay”, bà Tiến đề nghị.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chưa có đầu mối quản lý, các bệnh không lây nhiễm gia tăng chóng mặt