Chấp thuận quyết định của UBND TP.HCM nhưng chủ kinh doanh quán bar, karaoke, spa, mát xa vô cùng lo lắng khi đối diện với việc thiệt hại kinh tế lớn, còn nhân viên sợ thất nghiệp và không có tiền trả nơi ở trọ.

Chủ quán bar, mát xa, karaoke ở TP.HCM lo phá sản, nhân viên sợ thất nghiệp

Phạm Hồng Quân | 16/03/2020, 10:42

Chấp thuận quyết định của UBND TP.HCM nhưng chủ kinh doanh quán bar, karaoke, spa, mát xa vô cùng lo lắng khi đối diện với việc thiệt hại kinh tế lớn, còn nhân viên sợ thất nghiệp và không có tiền trả nơi ở trọ.

Xem thêm:Thầy nước ngoài ở TP.HCM bình luận miệt thị con gái Việt: Đề nghị đuổi việc, trục xuất

Phẫn nộ với các học sinh bình luận thô tục khi xem bài giảng online của thầy cô

Khoe clip bẫy ngàn con chim bằng lưới trong 2 năm, bắt cả đại bàng, sao chưa bị xử lý?

Clip gã trai dính đầy máu lấy dao từ cốp SH dọa chém CSGT Hà Nội

Hot girl khoe ‘trốn về từ Vũ Hán, không bị cách ly’ trên Facebook gây hoang mang

Trước tình hình dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, chiều tối14.3, UBND TPHCM chuyểncông văn khẩn đến các sở, ngành và UBND các 24 quận huyện trên địa bàn thành phố, yêucầu tạm ngừng hoạt động của các rạp chiếu phim, quán bar, game online, điểm mát xa, karaoke, vũ trường, sân khấu kể từ 18 giờ ngày 15 đến ngày 31.3.2020.

Trước đó,UBND quận 1yêu cầu các cơ sở kinh doanh rạp chiếu phim, dịch vụ mát, karaoke, quán bar, beer club,vũ trường riêng lẻ và các nhà hàng khách sạn có kinh doanh các loại hình dịch vụ vừa nêu tạm ngưng từ 18 giờ ngày 14.3 cho đến hết dịch để chủ động phòng chống COVID-19.

Chủ lo phá sản, nhân viên sợ thất nghiệp

Chị N.T.L (32 tuổi), quản lý một quán bar vừa được khai trương hơn 2 tháng ở phố Bùi Viện, quận 1, cho biết: "Quá đột ngột và bất ngờ, không có thông báo từ trước, chỉ vừa nhận được văn bản vào hôm nay. Tiền mặt bằng vẫn phải thanh toán. Quán đã cho các nhân viên về quê chờ đến lúc chính quyền cho phép kinh doanh trở lại".

Cầm trên tay văn bản khẩn của UBND quận 1, chị L tuân thủ đóng cửa quán theo đúng yêu cầu nhưng vẫn tỏ ra băn khoăn khi việc kinh doanh bị ngưng trệ. Chị Liễu căn dặn các nhân viên của quán trước khi cho họ về quê chờ đến khi có thông báo mới.

Cũng là chủ quán bar tại phố Bùi Viện, T.L cho biết hiện tại hệ thống bar của anh phải trả tiền thuê mặt bằng hàng tỉ đồng mỗi tháng cùng với đó là tiền nợ ngân hàng. "Nếu tạm ngưng dài hạn, có khi tôi phá sản mất", anh T.L chia sẻ.

Chị T.T.D (chủ quán karaoke tại phố Bùi Viện) cho biết hiện cơ sở của chị có hàng chục nhân viên. Đóng cửa cơ sở, chị phân vân không biết nên cho nhân viên nghỉ việc hay ở lại.

"Nhiều nhân viên của tôi sống phụ thuộc vào thu nhập từ quán karaoke, đuổi việc thì tội mà ở lại thì tôi không có khả năng nuôi cho chừng ấy nhân viên", chị D. chia sẻ.

Lối vào khu phố Nhật trên đường Lê Thánh Tôn vắng hoe vì các quán đóng cửa - ảnh: Thanh Niên

Các tiệm kinh doanh tại khu phố Nhật trênđường Lê Thánh Tôn đã răm rắp chấp hành quyết định của UBND quận 1.

Ghi nhận tại hẻm 15A, 15B Lê Thánh Tôn tối muộn 15.3, các quầy bar, mát xa thường ngày đèn điện sáng trưng, hàng chục nhân viên chào mời khách hàng thì nay đã trở nên vắng lặng như tờ.

Có những con hẻm hàng chục hàng quán đối diện nhau đã tắt đèn tối om từ đầu đến cuối hẻm. Nhiều quầy bar đã treo biển sang quán, chuyển nhượng mặt bằng.

Thấy khách bước vào quán, một nhóm phụ nữ chìa đôi tay hình chữ X, nói bằng tiếng Nhật ý chỉ từ chối khách. Đây là 3 cổ đông vừa góp vốn gần 800 triệu đồng để mở quán bar, nay đang ngồi tính lại bài toán chi phí sau khi quán đóng cửa.

Theo chị V (chủ quán), quầy bar này vừa chi gần 50 triệu để trả tiền lương cho nhân viên và đành cho nhân viên nghỉ song vẫn phải duy trì lương. Ngoài ra, chị V cũng phải chi thêm 1 triệu đồng mỗi nhân viên trong 3 tháng coi như hỗ trợ thất nghiệp để nuôi nhân viên.

Chị V cho hay, gần chục nhân viên, số thì về quê, số chuyển sang đi làm bán thời gian với mức thu nhập 20.000 đồng/giờ để bám trụ ở TP.HCM.

Với quán bar này, mỗi tháng chị V bỏ ra tổng chi phí từ 120-150 triệu đồng, bao gồm 3.000 USD (gần 70 triệu đồng) tiền mặt bằng. Do đó bài toán chi phí khi tạm đóng cửa với quầy bar này được chị V đánh giá là cực kỳ khó khăn.

"Mình tính chỉ duy trì được thêm 3 tháng nữa thôi, nếu không phục hồi được thì đứt, các cổ đông cũng giải tán, chấp nhận phá sản", chị V nói.

Chị N, chủ một tiệm sapa trên đường Lê Thánh Tôn cho biết, sau khi có công văn của quận 1 thìtất cả nhân viên cùng dọn dẹp để đóng cửa quán cho đến khi được phép mở cửa trở lại. Chị tâm sự thêm, dù phải đóng cửa tiệm nhưng tiền thuê mặt bằng thì vẫn phải trả như bình thường.

Nhân viên một spa khác trên đường Lê Thánh Tôn kể: “Có công văn rồi tụi em không dám hoạt động nữa đâu, tiền mặt bằng thì chưa biết vì chủ đang xem lại mà hình như mặt bằng không được giảm. Cònnhân viêntụi emthì spa đóng cửa là không có việc gì làm luôn, chết đói luôn. Tiền nhà tháng này chưa trả nữa, giờ không biết làm gì hết, ở quê còn có lúa chứ ở thành phố thì ăn ngày nào mua ngày đó, giờ khó thiệt”.

"Công việc chính của tụi em là làm nhân viên ở tiệm mát xa. Nếu mà tình hình không ổn thì về quê thôi chứ ở đây cũng không biết làm gì. Tiền nhà trọ tháng này chưa có đóng mà giờ bị mất việc", nhân viên của tiệm mát xa trên đường Lê Thánh Tôn buồn bã chia sẻ.

Vắng khách từ trước khi có thông báo

Trước khi TP.HCM ra thông báo tạm ngưng hoạt động vũ trường, karaoke, quán bar, rạp chiếu phim để chống dịch COVID-19, nhiều nơi đã rơi vào cảnh đìu hiu, vắng khách.

Hôm 13.3, nhân viên một quán bar trên đường Trần Quang Khải (quận 1) nói: “Gần cả tháng nay ế kinh khủng, có hôm quán chỉ có 1-2 khách. Quản lý bar phải cho nghỉ bớt nhân viên phục vụ, vì cứ đà này sớm muộn gì quán cũng đóng cửa”.

Beer club trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1) cũng vắng như chùa bà Đanh. 23 giờ là “giờ vàng” của quán vậy mà giờ đây hầu như không có ai.

Anh T.M.T, quản lý một vũ trường ở quận 1 than thở: “Nghị định 100 cấm người uống rượu bia lái xe vừa áp dụng, khách có giảm nhưng không đáng kể. Khi COVID-19 bùng lên, ai cũng sợ nơi đông người nên quán ế luôn từ đó”.

Các quán karaoke cũng tiếp nối chuỗi ngày thê thảm. Những quán lớn như Nice, King, Avata… trước đây khách phải đặt trước mới có phòng. Còn trước hôm 14.3, kháchđến lúc nào có phòng lúc ấy, kể cả phòng VIP.

Chị T.N, chủ quán karaoke gần khu vực chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh thở dài: “Tôi thuê căn nhà 5 tầng mở karaoke được 3 năm, giá bình dân. Phục vụ học sinh sinh viên là chủ yếu. Từ khi dịch bùng lên, có khi cả tuần quán không có một khách”.

Cần được hỗ trợ

TP.HCM đã đề nghị tạm đóng cửa quán bar, vũ trường, karaoke... trên địa bàn để phòng tránh dịch. Chia sẻ về đề xuất này, DJ Kaity (28 tuổi) cho biết: “Tôi nghĩ quán tạm đóng cửa thời điểm này là hợp lý. Môi trường bar, club nhiều khách lui tới, kể cả người nước ngoài. Những DJ như tôi không thể nào đeo khẩu trang để chơi nhạc. Khách càng khó để đeo khẩu trang để vui chơi. Lúc này, vấn đề sức khỏe của dân và ngăn dịch lây lan rất quan trọng”.

Người quản lý một vũ trường ở quận 1 tỏ ra băn khoăn: “Phải đóng cửa quán bar, vũ trường để chống dịch, tôi chấp hành, nhưng sau đó Nhà nước có hỗ trợ thuế, phí trong thời gian quán nghỉ do dịch không?”.

Đồng quan điểm, anh A.Đ, quản lý karaoke ở quận Tân Bình cho biết: “Tạm dừng hoạt động sẽ góp phần phòng chống dịch bệnh nhưng chúng tôi rất cần thành phố hỗ trợ, tránh tình trạng sau tạm nghỉ thì doanh nghiệp phá sản”.

Xem thêm:Bệnh nhân 34 khai gian dối, con dâu chống đối đi cách ly: Đề nghị phạt tù, cấm bay

Minh Tú gửi Thủy Tiên 10 triệu giúp miền Tây chống hạn mặn, dằn mặt ai chê ít

Đi chơi qua đêm, thanh niên bơ vơ không nhà vì chung cư Hòa Bình bị phong tỏa

‘Nữ đại gia chân đất’ tặng 50 tấn gạo chống COVID-19, bỏ 6 tỉ xây trường cho trẻ em nghèo

Chàng trai ở TP.HCM kể chuyện tháo chạy khỏi Ý vì nhiều người xem nhẹ dịch COVID-19

Không đeo khẩu trang, 2 khách Tây không bắt được xe đi 10km và cái kết bất ngờ

Thực hư ảnh cô gái ở Hà Nội quên mặc nội y đi gom mì tôm ở siêu thị?

Viết status độc ác như diễn viên Trà My, gã trai lẩn trốn vì bị người Vĩnh Phúc săn lùng

Mỹ nữ khốn đốn vì bị đồn làm chuyện ấy với khách Anh nhiễm COVID-19 ở Đà Nẵng

CSGT ra giữa đường bị xe khách tông vì chạy vào không kịp. Xem chi tiết tại đây.

Nhân Hoàng (tổng hợp từ TTO, TNO, TPO)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ quán bar, mát xa, karaoke ở TP.HCM lo phá sản, nhân viên sợ thất nghiệp