Mỗi năm Blue Angels (Thiên thần xanh) thực hiện 70 Air Show trên bầu trời các thành phố lớn của 50 bang nước Mỹ.

Choáng ngợp với màn Air show của Hải quân Mỹ

CTV Nguyễn Hoàng Bích | 28/03/2018, 11:38

Mỗi năm Blue Angels (Thiên thần xanh) thực hiện 70 Air Show trên bầu trời các thành phố lớn của 50 bang nước Mỹ.

Sau khi Đại chiến thế giới thứ hai kết thúc, Thuỷ sư Đô đốc Chester W. Nimitz đã hãnh diện tiên bố: "Không quân của Hải quân Mỹ cần một "điểm nhấn" để khẳng định vị thế của mình!". Ý tưởng thành lập một phi đội bay nhằm phô trương thanh thế và trình diễn ngoạn mục của lực lượng Không quân thuộc Hải quân và Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ bắt đầu từ đó. Đến tháng 6.1946, phi đội bay mang tên Những thiên thần xanh (Blue Angels) đã chính thức thành lập và thực hiện chuyến bay đầu tiên tại cảng Jacksonville, nơi tọa lạc 2 căn cứ Hải quân Hoa Kỳ trên Đại Tây Dương. Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm Blue Angels thực hiện 70 Air Show trên bầu trời các thành phố lớn của 50 bang nước Mỹ.

Tôi có may mắn đến San Francisco đúng dịp Tuần Hạm Đội (Fleet Week) của lực lượng Hải quân và Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ được tổ chức trong tháng 10 vừa qua với nhiều chương trình hấp dẫn: Diễu hành tàu chiến, Lễ hội bến bờ xanh và Làng nhân đạo, Ship tours (du ngoạn, ăn chơi trên một chiến hạm cổ được cải tạo thành khách sạn nổi), ca nhạc... Và "điểm nhấn" là Chương trình Air Show diễn ra vào các ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật từ 12g 30 đến 6 giờ chiều trên không phận vịnh San Francisco, một trong 10 vịnh biển tuyệt đẹp trên thế giới.

Lễ chào cờ của Không quân thuộc Hải quân Mỹ
C-130 Hercules - Lực sĩ bầu trời trên vịnh San Francisco
Đội biệt kích SEAL biểu diễn nhảy dù
Vũ điệu Twist đẹp mắt trên không trung

Đúng 12g30, chiếc C-130 Hercules có tên thân mật Lực sĩ bầu trời, sơn phù hiệu của Blue Angles, do một nữ phi công của Blue Angles lái, ở độ cao 1.000m đã bung ra chiếc dù 2 màu xanh - vàng biểu trưng cho Hải quân Mỹ gắn theo quốc kỳ liên bang. Hàng vạn người dân đã đứng lên đón chào "Lá cờ ánh sao chói lọi đang phấp phới bay" và cùng hát vang quốc ca theo dàn đồng ca của Trường Thiếu sinh quân thuộc Hạm đội San Francisco... C-130 Hercules là loại máy bay không vận chiến lược của nhiều lực lượng quân sự trên thế giới, đến 2016 nó đã kỷ niệm 60 năm hoạt động liên tục trong không quân Hoa Kỳ.

Sau lễ chào cờ, Lực sĩ bầu trời đã quay lại tung ra những cánh dù 2 màu xanh - vàng in đậm chữ SEAL, đây là tên của đội biệt kích bậc nhất lịch sử thế giới hiện nay, nổi tiếng nhất với vụ tiêu diệt thành công trùm khủng bố Osama Bin Laden. SEAL là tên viết tắt từ chữ cái đầu của Biển (Sea) Không khí (Air) và Đất (Land) là những môi trường mà đội có thể hoạt động trong nhiệm vụ "triển khai chiến tranh đặc biệt của Hải quân Mỹ". Mỗi cánh dù SEAL có một cặp tên lửa đẩy mini gắn vào giày của người điều khiển, khiến anh ta có thể dễ dàng nâng hạ và đưa dù tới đích chính xác cũng như bay lượn và nhảy vũ điệu twist đẹp mắt trên không trung. Khi những anh lính dù SEAL huyền thoại tiếp đất, hàng trăm khán giả thanh thiếu nhi đã ùa đến vây quanh họ tặng hoa, xin chữ ký và chụp ảnh lưu niệm...

Mở đầu trình diễn máy bay cánh quạt là phi đội Grumman F6F Hellcat khét tiếng trong Đại chiến thế giới thứ hai và cũng là máy bay mà phi đội Những thiên thần xanh sử dụng đầu tiên khi thành lập. Tổng kết các trận không chiến của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, chiến đấu cơ F6F Hellcat đã bắn hạ hơn 5.200 chiến đấu cơ của phát xít Nhật mà chỉ mất có 270 máy bay, tương đương với tỷ lệ 19/1. Hơn 70 năm đã qua, nhưng phi độiGrummanvẫn bay những đường uyển chuyển: lúc bổ nhào như đang ném bom, lúc tạt sang trái, sang phải như đang quét trọng liên 12,7 mm vào sườn kẻ địch... Bỗng một chiếc tụt lại sau đội hình, phụt ra lửa đỏ phía dưới động cơ rồi khói đen nghi ngút quanh thân, nó đang rơi tự do từ độ cao 1.500m xuống biển khiến nhiều người xông xao. Đang hồi gay cấn, anh dẫn chương trình trên loa phóng thanh đã nhanh nhảu: "Ồ! Anh chàng Hellcat nghi binh đấy, trong chiến trận khi đối phương còn đang khoái chí vì tưởng hạ được nó thì nó đã bất ngờ cho họ ăn no "trái bí " rồi !". Mọi người thoải mái cười vang trong khi chiếc chiến đấu cơ đã lại vọt lên lấy độ cao và nhập vào phi đội.

3 chiếc Scheyden MX2 cũng tham gia biểu diễn, tuy cánh vuông nhưng có dáng máy bay thể thao. Nó cũng đạt nhiều thành tích trong Đại chiến thế giới thứ hai và gợi nhớ dòng Scheyden sản xuất từ đầu thế kỷ trước mà súng máy được lắp trên cánh hoặc trước mặt phi công; nếu súng máy hết đạn thì phi công rút súng lục ra bắn nhau...

Những cánh bay huấn luyện L-39NG trên Cầu Cổng Vàng

Hiệp hội phi công Redstar là một tổ chức phi lợi nhuận quốc gia với các thành viên trên khắp nước Mỹ, Canada, Anh, Úc, New Zealand, Đức, Ý cũng gửi đến những máy bay huấn luyện, thể thao và cả những "con chim sắt" Warbird để hưởng ứng. Tuy khác biệt về tính năng, tốc độ nhưng các máy bay này vẫn có thể xếp thành một đội hình chung, bay quanh vịnh và phun khói 5 màu: xanh da trời, vàng, đen, xanh lá cây, đỏ, biểu trưng cho 5 châu lục...

Khi tiếng động cơ máy bay cánh quạt vừa dứt, bỗng vang lên âm thanh như sấm rền. Mọi người hướng ra vịnh: Phi độibiểu diễn chuyên nghiệpPatriots gồm6 chiếcphản lực huấn luyện chiến đấu cận âmL-39NG (động cơ Mỹ FJ44-4Mdo Czech một thành viên Nato chế tạo)xếp thành hình tam giác đều,đangnhả khói màu và baytheo chiều giây cápCầu Cổng Vàng(Golden Gate Bridge, được xếp hạngthứ 5trong "Danh sách những kiến trúc Hoa Kỳ được yêu thích" và đã trở thành biểu tượng quốc tế của San Francisco).

Đúng3 giờ, trên loa phóng thanh reo lên: "Hoan hô! Những thiên thần xanh đã xuất kích..." Anh dẫn chương trình chưa dứt lời, 6 chiếcF/A-18E/F Super Hornet sơn phù hiệu Blue Angels đã bay vút qua chúng tôi, theo đội hình hành quân hàng dọc (đầu cái sau bám sát đuôi cái trước) xuyên vào mây mù bao phủ Cầu Cổng Vàng. Sang phía bên kia cầu nó xếp thành hàng ngang tề chỉnh, lấy độ cao, rồi lượn một vòng lớn nghiêng cánh chào khán giả.

F/A-18E/F Super Hornet có tên gọi thân mật Rhino (Tê giác) là máy bay tiêm kích kiêm cường kích hoạt động từ tàu sân bay, nó có bán kính chiến đấu hơn 1.000 km và có thể tăng thêm nhờ được tiếp nhiên liệu trên không. Máy bay có tốc độ tối đa 1.915 km/giờ, được trang bịhệ thốngrada mảng pha chủ động thế hệ mớiđem lại nhiều ưu thế trong tác chiến đối không, đối đất, chiến tranh điện tử hiện đại cũng như bay trong điều kiện thời tiết khó khăn phức tạpvà gần như là mẫu tiêm kích trên tàu sân bay tuyệt vời nhất thế giới hiện nay.

Nhóm nhà báo nước ngoài đang tác nghiệp

Đứng gần chỗ tôi là một nhóm nhà báo nước ngoài, họ khẩn trương hẳn lên khi những “ thiên thần xanh”xuất hiện, nhất cử nhất động của “Tê giác” đều lọt vào ống kính của họ... Sau mở đầu ấn tượng, Blue Angels liên tiếp làm khán giả phấn khích bởi những màn biểu diễn không thể chê vào đâu được: Phi độiSuper Hornetxếp thành các đội hình mũi tên (6 chiếc), hàng ngang (5 chiếc) rồi theo cặp 2-3-1, 2-2... mà các máy bay như đan cánh vào nhau. Từng đội hình bay theo đường thẳng tấn công, đến "mục tiêu" nólượn tròn,chuyển sang hình sin, bổ nhào, vút lên lấy độ cao, chuyển hướng sang phải sang trái, rồi đột ngột bổ nhào, bay sát mặt biển.

Những thiên thần xanh xuất kích từ tàu sân bay
Blue Angels xếp thành hàng ngang bay lên chiếm lĩnh bầu trời

Những “thiên thần xanh” trong tất cả các thao tác kỹ thuật của những đường bay phức tạp ấy vẫn giữ nguyên đội hình đều tăm tắp thật tài tình. Các phi côngBlue Angels cũng trình diễn thuần thục nhiều pha đày kịch tính: họ chia thành từng cặp, từ 2 phía trực diện lao thẳng vào nhau, trước khi va chạm trong tích tắc cùnglúc 2cái lật cánh vuông góc với mặt biển, xẹt qua nhau khiến khán giả "đứng tim"! Blue Angels cũng nhận được sự tán thưởng của người xem khi phi đội chứng tỏ khả năng bay tuyệt vời, đảo chiều sấp ngửa rất linh hoạt khi đang bay lượn từng cặp hoặc bay theo đội hình chữ V thẳng đứng lên cao rồi tỏa ra 5 phía như bủa lưới...

Đội hình 2-3-1 Blue Angels sát cánh bên nhau

Để người xem thư giãn, sau các sô nguy hiểm, ban tổ chức cho những chiếc máy bay cánh quạt hạng nhẹ của hãng dầu Lucas Oil biểu diễn góp vui, sở trường của nó là bay tít lên cao rồi tắt máy rơi tự do như lá rụng, đến gần đất mới bay lên. Và chiếc máy bay Oracle màu đỏ, được gọi là "đồ chơi", chỉ bay một mình có thể bắt chước được vài pha bay lượn của các đàn anh phản lực. Nó như chú hề dễ thương trong rạp xiếc, mà đây là xiếc trên không trung !

Boeing 747 bay theo phong cách Blue Angels
Blue Angels luôn chứng tỏ khả năng bay tuyệt vời, đảo chiều sấp ngửa rất linh hoạt

Cuối buổi biểu diễn, một cựu phi công của "Những thiên thần xanh" đã từng tham gia chiến dịch "Bão táp sa mạc" giải phóng Kuwait rồi chuyển ngành sang United Airlines, nay anh lái chiếc Boeing 747 về chúc mừng và chia vui cùng đồng đội. Anh thực hiện mấy đường bay theo phong cách Blue Angels và cũng được đông đảo người dân mến mộ.

Ngày hôm sau, trong chương trình Buổi sángcủa hãng CBS chúng tôi có dịp gặp lạicác “thiên thần xanh” và biết thêm nhiều thông tin thú vị.Để trúng tuyển vào đội bayBlue Angelsphi công phải trải qua một cuộc thi tài rất phức tạp với nhiều bài tập khó. Yêu cầu mỗi ứng viên phải là người đang phục vụ trong Hải quân hoặc Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ, có khả năng lái máy bay phản lực và đã có không dưới 1.250 giờ bay. Ai cũng nghĩ mức lương phi côngBlue Angels rất cao, nhưng không họ chỉnhận được mức lương trung bình, không nhận thêm các khoản bổ sung nào khác. Tuy vậy, không ai phàn nàn gì, ngược lại họ luôn cảm thấy tự hào và vinh dự là thành viên của phi đội “Những thiên thần xanh” một đơn vị tinh nhuệ của một lực lượng tinh nhuệ...

Bài và ảnh:Nguyễn Hoàng Bích
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Choáng ngợp với màn Air show của Hải quân Mỹ