Ngày 24.8, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã chính thức thông báo sẽ cho phép nhập khẩu lại nguyên liệu salbutamol và clenbutarol sau 9 tháng tạm dừng.

Cho phép nhập lại chất salbutamol sau 9 tháng tạm dừng

tuyetnhung | 25/08/2016, 05:28

Ngày 24.8, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã chính thức thông báo sẽ cho phép nhập khẩu lại nguyên liệu salbutamol và clenbutarol sau 9 tháng tạm dừng.

Cụ thể, ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), cho biết cơ quan này vừa gửi công văn đến Tổng cục Hải quan thông báo về việc cục này tiếp tục cho phép nhập khẩu nguyên liệu salbutamol và clenbutarol sau 9 tháng tạm dừng vì bị lạm dụng làm chất tạo nạc trong chăn nuôi.

Theo Cục Quản lý dược, salbutamol là hoạt chất không thể thiếu trong điều trị vì dùng chủ yếu trong khoa hô hấp với các chỉ định thăm dò chức năng hô hấp, điều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức, điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí, điều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính, viêm phế quản mạn tính... Theo đó, để đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc chữa bệnh cho người, căn cứ vàonhu cầu nguyên liệu salbutamol trong nước, cơ quan này đã tiếp tục cho phép nhập khẩu salbutamol đối với các đơn vị sản xuất với số lượng phù hợp với nhu cầu để sản xuất thuốc có số đăng ký còn hiệu lực chứa nguyên liệu Salbutamol của chính đơn vị sản xuất. Quyết định cho phép nhập khẩu chất này là từ ngày 10.8.2016.

Đại diện Cục Quản lý Dược cho hay, trong thời gian tạm ngừng nhập khẩu Salbutamol, Cục đã tăng cường công tác hậu kiểm, chấn chỉnh đưa hoạt động kinh doanh nguyên liệu Salbutamol vào kiểm soát chặt chẽ nhằm thực hiện theo đúng các quy định hiện hành.

“Quá trình kiểm tra các doanh nghiệp cho thấy các đơn vị này đã nghiêm túc thực hiện và cơ bản đáp ứng các quy định về sản xuất, kinh doanh chất này”, ông Đông cho biết thêm.

Theo kết quả kiểm tra của Bộ NN&PTNT, việc sử dụng chất cấm salbutamol trong chăn nuôi trong tháng 5, 6 vừa qua đã giảm mạnh so với mức cao đỉnh điểm là 9,8% số mẫu kiểm tra trong tháng 1. Cụ thể, tính đến tháng 5 vừa qua chỉ còn 1,31% mẫu có chất cấm salbutamol, tương đương với 14/1.063 mẫu, trong đó Hà Nội có 7 mẫu, Hải Phòng có 5 mẫu, Bình Dương có 2 mẫu.

Trước đó trong năm 2015 đã có hơn 20 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu 9.140kg salbutamol về Việt Nam. Trong số này, cókhoảng 3 tấn còn được lưu giữ trong kho của các doanh nghiệp, trên 6 tấn đã được bán ra thị trường nhưng chỉ có 10kg được sử dụng đúng quy định để sản xuất dược phẩm.

Một lượng lớn salbutamol đã bị tuồn từ ngành y tế sang ngành chăn nuôi, lạm dụng làm thành chất tạo nạc trong chăn nuôi gia súc gia cầm. Do đó, để bảo vệ người tiêu dùng và thị trường chăn nuôi, ngày 20.11.2015, Cục Quản lý dược đã có công văn số 21590/QLD-KD về việc tạm dừng nhập khẩu nguyên liệu salbutamol và clenbutarol.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cho phép nhập lại chất salbutamol sau 9 tháng tạm dừng