Thủ tướng Đức Angela Merkel đang phải đối mặt với một thử thách lớn nhất trong sự nghiệp làm chính trị của bà khi các cuộc đàm phán thành lập chính phủ sụp đổ ngày 20.11.

Chính trị Đức khủng hoảng nghiêm trọng, có thể phải bầu cử lại

Hà Ngọc Bách | 21/11/2017, 07:09

Thủ tướng Đức Angela Merkel đang phải đối mặt với một thử thách lớn nhất trong sự nghiệp làm chính trị của bà khi các cuộc đàm phán thành lập chính phủ sụp đổ ngày 20.11.

Sự sụp đổ của cuộc đàm phán thành lập chính phủ tại Đức diễn ra khá đột ngột, khiến nguy cơ về một cuộc bầu cử lại trở nên thực tế hơn bao giờ hết, theo New York Times. Động thái bất ngờ mới này cũng đến quá nhanh, chỉ chưa đầy 3 tháng sau cuộc tổng tuyển cử tại Đức, vốn giúp bà Merkel dường như chắc ghế nhiệm kỳ thứ 4.

Bà Merkel cho hay bà vẫn muốn thành lập một chính phủ đa số và nếu phải chọn giải pháp khác thì bà muốn về tổ chức bầu cử lại hơn là cố gắng điều hành một chính phủ thiểu số trong Quốc hội.

"Tôi không muốn dự đoán chuyện này, nhưng tôi đang rất hoài nghi và tin rằng một cuộc bầu cử mới có lẽ là cách tốt nhất", bà Merkel nói với đài truyền hình ARD.

NewYork Times cho hay khủng hoảng chính trị tại Đức cũng xảy ra ở một thời điểm vô cùng nhạy cảm khi Liên minh châu Âu phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nóng bỏng. Từ đàm phán Brexit với Anh rơi vào thế bế tắc, sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy cánh hữu, chủ nghĩa ly khai tại Catalan thì việc nước đầu tàu như Đức rơi vào khủng hoảng chính trị là một viễn cảnh không thể xấu hơn với EU.

Đảng Dân chủ Tự do, một trong 3 đảng phái tham gia đàm phán thành lập chính phủ đã bỏ đàm phán với lý do là cuộc đàm phán thành lập chính phủ Đức diễn ra trong bầu không khí của sự "không chân thành và thiếu tin tưởng".

Bầu cử lại cũng không dễ thực hiện vì thủ tục cực kỳ khó khăn, kéo nhiều thời gian được viết trong Hiến pháp Đức.

Trong ngày 20.11, bà Merkel đã gặp riêng Tổng thống Frank-Walter Steinmeier, dù chức danh của Tổng thống Đức chủ yếu là nghi lễ nhưng ông có thể ra chỉ thị chỉ định bà Merkel trở thành Thủ tướng Đức với chính phủ thiểu số hoặc ký ban hành tiến trình bầu cử mới.

Cụ thể tiến trình sẽ được thực hiện tuần tự từ việc ông Steinmeier đề cử bà Merkel làm Thủ tướng Đức. Quốc hội Đức sẽ bỏ phiếu thông qua đề cử này, nếu đạt, bà Merkel sẽ thành lập chính phủ thiểu số.

Nếu thất bại, Quốc hội Đức sẽ mở một phiên bầu thủ tướng lại một lần nữa sau phiên đầu tiên 14 ngày. Nếu bà Merkel không thắng ở vòng 2, Quốc hội Đức sẽ lại tiến hành tổ chức bầu lần 3 khuyết danh và ai giành nhiều phiếu nhất sẽ được đề cử làm Thủ tướng.

Tổng thống Đức khi đó sẽ có quyền thông qua đề cử của Quốc hội Đức hoặc ông ra lệnh giải tán quốc hội và tiến hành bầu cử lại trong 60 ngày. Tiến trình này như vậy sẽ mất khoảng 100 ngày để thực hiện.

Tuy nhiên, một cuộc bầu cử lại không có vẻ sẽ cải thiện tình hình. Cụ thể theo một cuộc thăm dò dư luận gần đây thì tỉ lệ ủng hộ của các bên tại Đức không mấy thay đổi so với đợt tổng tuyển cử hồi tháng 9.

Thiên Hà (theo New York Times)

Bài liên quan
Ông Zelensky bất bình khi Thủ tướng Đức gọi cho ông Putin
Tổng thống Volodymyr Zelensky đã chỉ trích và nói rằng cuộc điện đàm mới nhất giữa Thủ tướng Đức Olaf Scholz với Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mở “chiếc hộp Pandora”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính trị Đức khủng hoảng nghiêm trọng, có thể phải bầu cử lại