Theo đó, khi người dân gọi hoặc nhắn tin tới số 0888.247.247, cuộc gọi hoặc tin nhắn sẽ tự động chuyển đến hệ thống tổng đài 1022.

Chính thức hợp nhất đường dây nóng của Bí thư Thăng và UBND TP.HCM

Một Thế Giới | 24/03/2016, 17:40

Theo đó, khi người dân gọi hoặc nhắn tin tới số 0888.247.247, cuộc gọi hoặc tin nhắn sẽ tự động chuyển đến hệ thống tổng đài 1022.

Chiều 24.3, trong cuộc họp báo định kỳ của UBND TP.HCM, Chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM, bà Thái Thị Bích Liên cho biết vẫn giữ số điện thoại 0888.247.247 là đường dây nóng của Thành ủy để tiếp nhận thông tin, phản ánh của người dân gửi đến lãnh đạo TP.

Khi người dân gọi hoặc nhắn tin tới số này, cuộc gọi hoặc tin nhắn sẽ tự động chuyển đến hệ thống tổng đài 1022 (hiện do Tổng Công ty Điện lực TP quản lý, tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân liên tục 24/24, 7 ngày/tuần). Ngoài ra, người dân còn có thể phản ánh thông tin tới hộp thư điện tử: [email protected] .

Theo Chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM, sau gần 1 tháng hoạt động, đường dây nóng đã nhận được 5.933 cuộc gọi, có khoảng hơn 3.800 cuộc gọi đầy đủ nội dung, chiếm 58%. Có hơn 4.000 tin nhắn gửi đến đường dây nóng.
Đa số cuộc gọi vào đường dây nóng có nội dung phản ánh về lĩnh vực quản lý đô thị, nhất là về tình hình giao thông, ngập nước, ô nhiễm, an ninh trật tự, khiếu nại tố cáo. Có những lúc, do có quá nhiều cuộc gọi, tin nhắn đến cùng lúc, đường dây nóng đã bị nghẽn mạng.
Bà Liên cũng cho biết khi tiếp nhận thông tin, điện thoại viên sẽ phân loại thông tin theo 2 lĩnh vực cơ bản xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước để chuyển về đúng địa chỉ cần tiếp nhận. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy sẽ kiểm tra, giám sát việc xử lý thông tin tiếp nhận của Văn phòng UBND TP và Văn phòng Thành ủy TP.
Về phản hồi kết quả xử lý thông tin có 5 cấp độ do Văn phòng Thành ủy hoặc Văn phòng UBND TP tổ chức thực hiện.
Cấp độ 1: điện thoại viên trực tiếp hướng dẫn ngay khi tiếp nhận thông tin.
Cấp độ 2: trực tiếp chuyển thông tin đến thủ trưởng các đơn vị có liên quan để xử lý kịp thời và phản hồi ngay cho người dân; đồng thời tiếp tục phản hồi cho người phản ánh thông tin khi nhận được kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Cấp độ 3: tham mưu văn bản báo cáo lãnh đạo TP xin ý kiến về chuyển nội dung phản ánh đến các cơ quan có liên quan để phối hợp xử lý và phản hồi ngay cho người phản ánh; đồng thời tiếp tục phản hồi cho người dân sau khi nhận được kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Cấp độ 4: thẩm định chặt chẽ đối với thông tin phản ánh, phối hợp các cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, thời gian và tham mưu lãnh đạo TP tổ chức tiếp xúc, đối thoại với tổ chức, công dân đã đăng ký.
Cấp độ 5: tổng hợp, nghiên cứu đề xuất lãnh đạo TP chỉ đạo tiếp thu; đồng thời tham mưu thư cảm ơn đối với các tổ chức, công dân đã góp ý, hiến kế.
Thảo Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính thức hợp nhất đường dây nóng của Bí thư Thăng và UBND TP.HCM