Đúng một năm sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ, nước Mỹ có chính phủ đầu tiên phải đóng cửa, sau khi các thượng nghị sĩ không thể đạt được một thỏa thuận về dự thảo luật ngân sách bổ sung cho chính phủ.

Chính phủ Mỹ phải đóng cửa vì không có tiền hoạt động

Trần Trí | 20/01/2018, 16:07

Đúng một năm sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ, nước Mỹ có chính phủ đầu tiên phải đóng cửa, sau khi các thượng nghị sĩ không thể đạt được một thỏa thuận về dự thảo luật ngân sách bổ sung cho chính phủ.

Trong cuộc bỏ phiếu tối 19.1 (giờ Mỹ) các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa nỗ lực giúp chính phủ Mỹ duy trì hoạt động trong 1 tháng, nhưng họ không giải quyết được mối lo ngại của đảng Dân chủ là bảo vệ chương trình DACA có từ năm 2012 dưới thời Tổng thống Barack Obama.

DACA là chương trình Hoãn trục xuất người nhập cư lậu vào Mỹ khi còn nhỏ, còn được gọi tắt là “Dreamers”. Nhưng dự luật lại không có điều khoản nào để bảo vệ người thuộc diện DACA. Hồi tháng 9.2017, Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ hủy DACA, ra lệnh ngày 5.3 tới phải hủy.

Thượng viện cần phải thu được 60 phiếu để thông qua dự luật ngân sách bổ chung cho chính phủ Mỹ, nhưng chỉ nhận được sự ủng của 50 nghị sĩ, gồm 5 nghị sĩ Dân chủ ủng hộ bỏ phiếu thuận, trong khi 4 nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu chống.

Dù cuộc bỏ phiếu thất bại, các nghị sĩ vẫn có gắng tìm một thỏa thuận trước thời hạn chót nửa đêm 19.1. Nhưng sau thời hạn này vẫn không có sự nhượng bộ nào, khiến chính phủ Mỹ không có tiền để duy trì hoạt động.

Theo luật liên bang, các cơ quan liên bang sẽ phải đóng cửa, nếu Quốc hội Mỹ không có tiền chi cho họ hoạt động. Các cơ quan liên bang nay sẽ đóng cửa, các nhân viên liên bang “không chủ lực” sẽ được tạm nghỉ phép không lương, nhưng các lực lượng “chủ lực” như FBI và Bộ An ninh nội địa vẫn hoạt động.

Luật cấp tiền cho chính phủ liên bang từng hết hạn hồi tháng 9.2017, nhưng từ đó các nghị sĩ đã có nhiều biện pháp gia hạn “câu giờ” để duy trì hoạt động, khi không có được luật chi ngân sách dài hạn cho chính phủ. Lần gia hạn mới nhất hồi tháng 12, đã đặt hạn chót là 19.1.

Trong nỗ lực cuối cứu nguy cơ chính phủ bị đóng cửa, ông Trump phải hủy chuyến nghỉ cuối tuần ở Florida, nơi ông dự tính mừng một năm ngày nhậm chức Tổng thống Mỹ. Thay vào đó, ông trải qua cả ngày để thương lượng với các lãnh đạo nghị viện. nhưng hai bên cũng không đạt được sự nhượng bộ nào.

Trước đó, đảng Dân chủ chỉ trích đảng Cộng hòa chia rẽ vì bỏ phiếu thất bại. Nhưng Nhà Trắng tuyên bố sẽ không thương lượng với đảng Dân chủ về DACA, cho đến khi nào kết thúc việc chính phủ bị đóng cửa.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders nói trong tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không đàm phán về di dân trái phép, trong khi đảng Dân chủ bắt các công dân hợp pháp làm con tin về những đòi hỏi liều lĩnh của họ. Khi đảng Dân chủ bắt đầu chi tiền cho quân đội thì chúng tôi sẽ mở lại đàm phán về cải tổ luật di trú”.

Ngày 18.1, Hạ viện Mỹ đã bỏ 230 phiếu thuận cho dự luật ngân sách bổ sung cho chính phủ Mỹ (197 phiếu chống) sau khi Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan có những nhượng bộ với đảng Cộng hòa, gọm bỏ phiếu tăng chi quân sự, khả năng bỏ phiếu thông qua một luật di trú cứng rắn hơn.

Sau khi Hạ viện thông qua, ông Ryan đã chỉ trích đã phủ đầu trước rằng chính đảng Dân chủ phải chịu trách nhiệm trước khả năng chính phủ Mỹ phải đóng cửa: “Chỉ có các thượng nghị sĩ của họ mới đứng chặn chính phủ mở cửa”.

Bảo Vĩnh (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính phủ Mỹ phải đóng cửa vì không có tiền hoạt động